Học sinh trung học phát hiện hố đen xé toạc ngôi sao

Hai thực tập sinh trung học tại Harvard đã tìm thấy bằng chứng về hố đen "ăn thịt" ngôi sao dựa vào nguồn dữ liệu từ những năm 1980.

Khi một ngôi sao đến quá gần hố đen, lực hấp dẫn cực lớn của hố đen sẽ xé toạc ngôi sao, ép vật chất thành những dải mỏng và hút về phía nó. Đây là một quá trình thực hỗn loạn, tạo ra một vụ nổ ánh sáng mãnh liệt được gọi là sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE).

Kể từ lần phát hiện đầu tiên cách đây 4 thập kỷ, các nhà thiên văn học đã xác nhận khoảng 100 sự kiện hố đen nghiến ngấu ngôi sao, hầu hết bằng cách quét bầu trời để tìm ánh sáng khả kiến hoặc ánh sáng tia X phát ra từ TDE.


Mô phỏng hố đen siêu khối lượng xé toạc ngôi sao và phát ra TDE. (Ảnh: NRAO/AUI/NSF/NASA)

Khám phá mới rất đặc biệt: một phần vì là trường hợp hiếm hoi dựa vào sóng vô tuyến để xác nhận sự hiện diện của TDE, một phần vì nó được thực hiện bởi các học sinh trung học trong khuôn khổ một kỳ thực tập tại Đại học Harvard.

Cụ thể, trong lúc nghiên cứu kho dữ liệu cũ được thu thập vào những năm 1980 bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến VLA tại Đài thiên văn Quốc gia Karl G. Jansky ở bang New Mexico, Mỹ, hai thanh thiếu niên Ginevra Zaccagnini và Jackson Codd từ một trường trung học ở bang Massachusetts đã nhận thấy một nguồn sáng có tên là J1533 + 2727 (được phát hiện vào giữa những năm 1990) đã mờ đi rõ rệt vào năm 2017.

Họ báo cáo phát hiện này với các nhà khoa học, những người sau đó đã sử dụng kính thiên văn vô tuyền 90 m tại Đài quan sát Green Bank ở bang West Virginia để thực hiện các quan sát bổ sung. Kết quả cho thấy J1533 + 2727 đã mờ đi hơn 500 lần so với lúc nó sáng nhất.

Phân tích sâu hơn về nguồn sáng gợi ý rằng nó có thể là TDE, gây ra bởi một hố đen siêu khối lượng cách Trái đất 500 triệu năm ánh sáng khi nghiến ngấu một ngôi sao đi ngang qua.

"Đây là phát hiện đầu tiên về một TDE tiềm năng trong vũ trụ tương đối gần. Nó cho thấy các sự kiện gián đoạn thủy triều có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ trước đây", nhà thiên văn học Vikram Ravi tại Viện Công nghệ California cho biết.

Khám phá mới đã được trình bày tại cuộc họp lần thứ 239 của Hiệp hội Thiên văn Mỹ vào hôm 10/1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News