Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Một người đàn ông Ấn Độ nghiện ăn bùn và ăn hết một kilogram mỗi ngày do mắc hội chứng pica.

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times hôm 20/1 đưa tin. Lúc đầu, ông ăn bùn để sống sót do gia đình quá nghèo, nhưng nhanh chóng bị nghiện.

"Tôi thực sự buồn rầu với tình trạng tài chính của gia đình, vì tôi phải nuôi 10 đứa con. Tôi muốn chết và bắt đầu ăn bùn. Nhưng sau đó tôi mắc nghiện và giờ đây không thể ngăn bản thân ăn bùn", người đàn ông sinh vào đầu thế kỷ 20 cho biết.


Cụ ông Karu Paswan. (Ảnh: ANI).

Siya Ram Paswan, con trai cả của Karu, chia sẻ các thành viên trong gia đình đã cố ngăn cha họ ăn bùn, nhưng thói quen khiến Karu không thể cưỡng lại cơn nghiện. "Rất nhiều lần chúng tôi ra sức ngăn cản cha, nhưng ông ấy không nghe. Ông ấy nhặt những mẩu bùn ở mọi nơi và cho vào miệng ăn", Siya nói.

Thói quen ăn kỳ lạ của Karu không ảnh hưởng tới sức khỏe của ông. Cơ thể ông vẫn cân đối và khỏe mạnh ngay cả ở tuổi 100. Lý do y học sau thói quen của Karu chưa được xác định nhưng một số chuyên gia y tế cho rằng ông mắc hội chứng pica. Hội chứng này thôi thúc mọi người ăn những thứ không thể ăn được như bụi, sơn và kim loại.

Hội chứng pica là một rối loạn, trong đó mọi người có xu hướng ăn những đồ không có giá trị dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, người mắc hội chứng phát triển thói quen ăn các vật nguy hiểm như dao, đinh và tóc. Theo một báo cáo, hội chứng thường hình thành ở trẻ em hoặc phụ nữ mang thai do thiếu sắt, kẽm hoặc chất dinh dưỡng khác. Nó thường mang tính tạm thời và kết thúc sau một thời gian.

Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, cũng có thể phát triển hội chứng pica như một cơ chế đối phó. Hội chứng pica chưa có cách chẩn đoán chắc chắn nhưng nếu bệnh nhân nói thật với bác sĩ, căn bệnh có thể được điều trị dễ dàng và hiệu quả bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp, theo Tạp chí Phân tích Hành vi Ứng dụng.

Ăn bùn hoặc phấn có thể gây nguy hiểm, trong khi dao hoặc đinh có thể gây chết người. Tổn thương nội tạng, nhiễm ký sinh trùng, tắc ruột hoặc nghẹn thở là một số nguy cơ đi kèm với hội chứng pica.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News