Hội chứng "liệt tối thứ 7" là gì?

Liệt tối thứ bảy (Saturday night palsy) mô tả tình trạng dây thần kinh quay ở cánh tay bị chèn ép do chịu tác động trực tiếp từ ngoại lực.

"Một bệnh nhân nam 35 tuổi, ngủ dậy sau 1 bữa nhậu say xỉn, phát hiện tay phải bị tê bì, mất cảm giác ở mặt sau cánh tay và mu bàn tay phải, co duỗi cánh tay yếu, cổ tay và bàn tay rũ xống, mất duỗi các ngón tay và dạng ngón cái. Bệnh nhân vào viện, được thăm khám là tính trạng liệt dây thần kinh quay, biểu hiện "bàn tay rũ cổ cò", được chỉ định dùng thuốc vitamin nhóm B liều cao, châm cứu, phục hồi chức năng. Sau 3 tuần, tay phải có cải thiện và có thể hoạt động trở lại" - Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Thần kinh kể lại lần chữa trị cho bệnh nhân này và cung cấp thêm một số thông tin về liệt dây thần kinh quay.

Liệt tối thứ 7 là gì?

Thần kinh quay là nhánh tận lớn nhất của đám rối thần kinh cánh tay, chi phối vận động cho các cơ duỗi và ngửa ở cánh tay, cẳng tay, chi phối cảm giác mặt sau cánh tay và nửa ngoài mu tay.

Hội chứng liệt tối thứ 7 là gì?
 Tình trạng này khiến dây thần kinh quay bì chèn ép, kéo căng trong 1 khoảng thời gian dài. (Ảnh minh họa).

Liệt tối thứ 7 nói về tình trạng liệt nhánh sâu của dây thần kinh quay, thường xảy ra sau 1 bữa nhậu say sỉn. Khi đó, người uống rượu say ngủ thiếp đi, không kiểm soát được tư thế ngủ như ngủ vắt tay lên ghế hoặc ngủ kê tay dưới đầu cả đêm hoặc cho người khác nằm gối đầu lên cánh tay cả đêm mà không xoay trở… Tình trạng này khiến dây thần kinh quay bì chèn ép, kéo căng trong 1 khoảng thời gian dài, dẫn đến tổn thương thần kinh quay, và có biểu hiện như trên còn gọi là "bàn tay rũ cổ cò".

Ngoài ra, tình trạng này còn gặp trong trường hợp đi nạng không đúng tư thế, nhiễm độc chì, chèn ép do gãy xương….

Tình trạng này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Tổn thương thần kinh quay trong trường hợp này, tùy thuộc vào mức độ và thời gian chèn ép, bệnh thường tiên lượng tốt nếu điều trị sớm, nhanh chóng.

Trường hợp nhẹ, chỉ bị yếu nhẹ và tê bì thì sẽ hồi phục sau 2-4 tuần Trường hợp nặng hơn, gây tình trạng teo cơ, cứng khớp, liệt vận động thì điều trị lâu dài và kết hợp nhiều biện pháp như: Vật lý trị liệu, massa, châm cứu, tập vận động kèm thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh như vitamin 3B, Nivalin…

Các biện pháp phòng ngừa

  • Sau bữa nhậu, cần chọn tư thế nằm ngủ thoải mái, không gối đầu tay khi ngủ, không đè ép lên cánh tay.
  • Không để người khác gối đầu lên cánh tay cả đêm mà không xoay trở.
  • Khi thấy có các dấu hiệu tế bì và yếu các cơ cánh tay, cẳng tay, cần nhập viện sớm để các bác sĩ chuyên khoa  khăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng kéo dài về sau.

Bất ngờ phát hiện thành phố ngầm nghìn tuổi khi sửa nhà

Đào đường, kinh hãi lạc vào mộ tập thể của 450 "ma cà rồng"

Lịch sử phát triển của vải lanh - niềm tự hào của nhiều nền văn hóa suốt hàng nghìn năm

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Viêm màng não do nấm là gì?

Viêm màng não do nấm là gì?

Viêm màng não do nấm - căn bệnh xuất hiện sau phẫu thuật thẩm mỹ hiện bùng phát ở Mỹ và Mexico - có thể gây sốt, đau đầu, thậm chí tử vong.

Đăng ngày: 30/05/2023
Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có triệu chứng điển hình là cơn đau thắt bụng tái phát nhiều lần, kèm theo cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Đăng ngày: 26/05/2023
Viêm phổi do Mycoplasma: Nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị

Viêm phổi do Mycoplasma: Nguyên nhân,triệu chứng và cách điều trị

viêm phổi do Mycoplasma dài hạn rất hiếm, nhưng một số nghiên cứu cho rằng vi khuẩn này có thể là một tác nhân gây ra bệnh phổi mãn tính ...

Đăng ngày: 23/05/2023
Say điều hòa là gì?

Say điều hòa là gì?

Nhiều người sợ vào phòng điều hòa cũng bởi cảm giác say điều hòa này.

Đăng ngày: 23/05/2023
Phát ban do sâu bướm: Cách phát hiện và điều trị

Phát ban do sâu bướm: Cách phát hiện và điều trị

Sâu bướm có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa như nổi mề đay. Mặc dù ít gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng này gây sự khó chịu.

Đăng ngày: 22/05/2023
Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng

Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng

TS.BS Trần Ngọc Dũng cho biết người bị sa trực tràng thường có tâm lý ngại ngùng, chịu đựng bệnh mà không đi điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Đăng ngày: 11/05/2023
Các nhà khoa học nỗ lực phát triển bộ test nhanh dành cho bệnh sốt xuất huyết

Các nhà khoa học nỗ lực phát triển bộ test nhanh dành cho bệnh sốt xuất huyết

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra quần thể tế bào trong máu có thể giúp chỉ rõ khả năng một người bị nhiễm sốt xuất huyết có thể trở nặng gây tử vong hay không.

Đăng ngày: 26/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News