Hồi sinh lại người Nhật Bản cổ từ hài cốt 9.000 tuổi

Các nhà khoa học đã dựng lại mã gene của người Nhật Bản cổ từ các bộ hài cốt lâu đời, qua đó làm rõ được nguồn gốc của người Nhật hiện đại.

Trước đó, mọi người vẫn tin rằng nguồn gốc của người Nhật Bản từ hai nền văn hóa cổ đại gồm người Jomon bản địa và người Yayoi. Trong đó, người Jomon ở Nhật Bản săn bắn hái lượm từ 3.000-16.000 năm và người Yayoi di cư từ lục địa châu Á đến Nhật Bản làm nông nghiệp từ 900 năm trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên.

Hồi sinh lại người Nhật Bản cổ từ hài cốt 9.000 tuổi
Một trong những hộp sọ được nghiên cứu ADN của người Nhật Bản cổ đại. (Ảnh: Sciences Advance).

Hồi sinh lại người Nhật Bản cổ từ hài cốt 9.000 tuổi
 Bộ hài cốt tương đối nguyên vẹn của người Nhật Bản cổ. (Ảnh: Sciences Advance).

Các chuyên gia từ Đại học Trinity, Dublin, Iceland đã phân tích 12 bộ gene cổ của người Nhật Bản. Trong đó, bộ hài cốt lâu đời nhất được nghiên cứu là của một phụ nữ người Jomon được tìm thấy ở tỉnh Ehime (Nhật Bản), bộ hài cốt này lên đến 9.000 năm tuổi. Sau khi dựng lại mã gene của người Nhật Bản cổ, các chuyên gia đã chứng minh được nguồn gốc của người Nhật là từ ba nền văn hóa cổ đại chứ không phải là hai nền văn hóa như trước. Bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sciences Advance.

Tổ tiên thứ ba của người Nhật Bản là người Kofun. Thời kì Kofun gắn với sự xuất hiện đầu tiên của tập trung chính trị ở Nhật Bản. Đặc biệt, người Kofun có mã gene giống với người Hán – người chiếm phần đông dân số Trung Quốc.

Được biết, Nhật Bản từng bị tách biệt địa lý với phần còn lại của lục địa Châu Á từ 15.000 đến 20.000 năm trước, dẫn đến việc lịch sử văn hóa của Nhật Bản đi theo quỹ đạo cô lập riêng biệt trong thời kỳ trước người Yayoi di cư vào. Điều này là do mực nước biển dâng cao dẫn đến “sự phân hóa sâu sắc giữa các quần thể lục địa”.

Nhà di truyền học tại Đại học Trinity (Iceland), giáo sư Shigeki Nakagome kết luận: “Hình thành nên Nhật Bản hiện nay bởi ba nền văn hóa cổ đại, từ giai đoạn kiếm ăn, nông nghiệp và xây dựng nhà nước. Điều này được chứng minh bởi nguồn gốc bộ gene của người Nhật Bản cổ”.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, DNA của người Kofun chiếm 71% gene di truyền của tổ tiên người Nhật Bản, 13% và 16% gene di truyền còn lại tương ứng của người Jomon và người Yayoi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những quả cầu bí ẩn trong lăng mộ thời kỳ đồ đá mới ở Scotland

Những quả cầu bí ẩn trong lăng mộ thời kỳ đồ đá mới ở Scotland

Hàng trăm quả cầu đá đã được tìm thấy trong một ngôi một thời kỳ đồ đá mới trên đảo Tresness thuộc quần đảo Orkney ở Scotland, nhưng không ai biết chúng được sử dụng để làm gì.

Đăng ngày: 20/09/2021
Phát hiện loài chim cổ đại có răng kỳ lạ ở Trung Quốc

Phát hiện loài chim cổ đại có răng kỳ lạ ở Trung Quốc

Loài chim cổ đại này có vẻ ngoài khác lạ so với những loài từng được tìm thấy.

Đăng ngày: 20/09/2021
Khai quật hố vàng tại nơi có thể 'viết lại lịch sử' Trung Quốc, đội khảo cổ thích thú: Chính là vàng 9999!

Khai quật hố vàng tại nơi có thể 'viết lại lịch sử' Trung Quốc, đội khảo cổ thích thú: Chính là vàng 9999!

Những bất ngờ mới lại được phát hiện tại hố chôn số 5 của di chỉ gây chấn động giới khảo cổ - Tam Tinh Đôi.

Đăng ngày: 19/09/2021
Đang dắt chó đi dạo, cặp vợ chồng vô tình nhặt được kho báu

Đang dắt chó đi dạo, cặp vợ chồng vô tình nhặt được kho báu "khủng", trị giá hơn 200 tỷ VND

Kho báu mà đôi vợ chồng tìm thấy được định giá lên tới hơn 10 triệu USD (hơn 200 tỷ VND).

Đăng ngày: 18/09/2021
Phát hiện chim cánh cụt khổng lồ cổ đại cao bằng con người

Phát hiện chim cánh cụt khổng lồ cổ đại cao bằng con người

Một loài chim cánh cụt với kích thước lớn được xác định từ xương hóa thạch tìm thấy ở cảng Kawhia trên Đảo Bắc của New Zealand.

Đăng ngày: 18/09/2021
Nền văn minh

Nền văn minh "vượt thời gian" 8.000 năm trước hiện ra giữa sa mạc

Một tác phẩm điêu khắc lạc đà ở Ả Rập Saudi bấy lâu bị cho là mới 2.000 năm tuổi đã được giám định niên đại lại, mở đường vào một nền văn minh không thể tin nổi ẩn giấu giữa sa mạc.

Đăng ngày: 17/09/2021
Mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi được khai quật ở Trung Quốc

Mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi được khai quật ở Trung Quốc

Một chiếc mặt nạ bằng vàng có niên đại hơn 3.000 năm đã được tìm thấy trong số hàng trăm di vật được khai quật từ hố hiến tế ở phía tây nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 17/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News