Hơi thở của dơi bộc lộ tính đồng nhất của một nạn nhân mới nhất của Dơi Quỷ
Danh Phương
Dơi quỷ sống trong vùng Châu Mỹ La tinh đã chuyển hướng sang những bữa ăn máu từ gia súc thay vì từ những loài động vật có vú miền rừng nhiệt đới, nhiều nhà sinh lý học sinh thái đến từ Viện Nghiên Cứu Động Vật Hoang Dã Và Vườn Bách Thú Leibniz, Berlin, the Freie Universität Berlin, the Humboldt Universität zu Berlin cùng báo cáo trong tờ Comparative Physiology B của trường Đại học Aberdeen.
Họ nói rằng sự chuyển đổi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thành đất nông trại để sản xuất thú nuôi dẫn đến sự bành trướng của các quần thể dơi quỷ sống trong vùng Châu Mỹ La tinh.
Các nhà nông đang quan sát những con dơi quỷ thỏa mãn nhu cầu về máu của chúng bằng cách tấn công gia súc thay vì những loài động vật có vú hoang dã. Để dẫn chứng bằng tài liệu sự thay đổi hoạt động này, giáo sư Christian Voigt và các đồng nghiệp đã phân tích tỷ lệ chất đồng vị carbon bền vững của khí CO2 tỏa ra từ những con dơi quỷ.
![]() |
Dơi quỷ (Ảnh do Viện nghiên Cứu Động Vật Hoang Dã và Vườn Bách thú Leibnez cung cấp) |
Các nghiên cứu gia đã sưu tầm hơi thở của những con dơi quỷ được nuôi thả trong điều kiện tự nhiên ở Costa Rica và phân tích dấu hiệu chất đồng vị carbon bền vững của nó. Tiến sĩ Voigt nói tiếp: “Những nạn nhân tiềm tàng: hoặc là gia súc hoặc là những loài động vật có vú trong rừng nhiệt đới như heo vòi và lợn cỏ pêcari. Hai nhóm động vật này được nuôi bằng những loại thực vật riêng biệt mang chất đồng vị như cỏ đối với trường hợp là gia súc và thảo mộc hoặc cây bụi đối với các loài động vật có vú rừng nhiệt đới. Vì thế, chúng tôi mong rằng dấu hiệu chất đồng vị carbon bền vững trong hơi thở của dơi có thể thay đổi tùy theo thực đơn ăn mỗi ngày của chúng. Hơi thở của dơi quỷ cho ta biết một cách rõ ràng rằng bữa ăn máu cuối cùng của chúng hầu như luôn có nguồn gốc từ súc vật, mặc dù vẫn có sự hiện diện của các loài động vật có vú rừng nhiệt đới".
Các tác giả tranh luận rằng dơi quỷ không nhất thiết là thích máu gia súc hơn, nhưng đối với dơi quỷ thì gia súc lại dễ tìm hơn nhiều so với các loài động vật có vú rừng nhiệt đới. Gia súc được chăn thả trên những đồng cỏ ngoài trời được rào lại, nhưng ngược lại những loài động vật có vú thì đi rong lúc chỗ này lúc chỗ khác trong đám cây cối rậm rạp. Việc biến những khu rừng nhiệt đới thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc có một tác động rất lớn lên các loài động vật có vú tại bản địa vùng Châu Mỹ La tinh, thông thường không có ích gì cho quần động vật có vú gốc.
Dơi quỷ chỉ sống ở vùng Trung và Nam Mỹ và có trọng lượng từ 30-40 g. Dơi quỷ chia thức ăn cho các thành viên thuộc nhóm không cùng họ, một hành động được biết đến như là lòng vị tha lẫn nhau, mà lòng vị tha lẫn nhau này cũng có ở loài dơi quỷ như là có ở loài người vậy.
Ghi chú: Bài báo này được phỏng theo tờ tin tức do Viện nghiên Cứu Động Vật Hoang Dã và Vườn Bách thú Leibnez phát hành.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.
