Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA

Một cơn bão điện từ sẽ tới Trái Đất trong ngày 14 đến 15/3/2018, theo dự đoán của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Cơn bão Mặt Trời sẽ tới Trái Đất hôm nay 14/3

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay: "Một cơn bão địa từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chúng ta vào khoảng ngày 14 đến 15 tháng 3. Cực quang có lẽ sẽ được thấy rõ rệt ở các vĩ độ cao".

NOAA cũng cho biết cơn bão này sẽ thuộc mức G - 1 (Bão nhỏ) và có thể lên mức G - 2 (Bão trung bình) tùy thuộc vào cách mà các phân tử mang điện tích từ cơn bão đánh vào Trái Đất.

Cuối tuần trước, một vụ nổ lớn đã xảy ra trên bề mặt Mặt trời vào mùng 6 đến mùng 7 tháng 3 hay còn gọi là bừng sáng Mặt Trời, điều này khiến các nhà khoa học lo ngại rằng, vào 2 ngày 14 và 15/3/2018 các phân tử điện tích (bão Mặt Trời) sẽ di chuyển tới Trái đất.

Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA
NOAA cảnh báo về cơn bão Mặt Trời trên Twitter. (Ảnh: Chụp màn hình).

Tệ hơn, cơn bão này lại đến đúng khi xảy ra "vết nứt điểm phân" (equinox crack) của từ trường Trái đất thường diễn ra vào 20/3 và 23/9 mỗi năm. "Vết nứt" này làm cho từ trường bảo vệ Trái đất bị yếu đi khiến cho các phân tử điện tích có thể thâm nhập sâu vào bề mặt.

Trong đó, hiện tượng cực quang có thể sẽ được quan sát rõ và nhiều lần trong thời gian sắp tới, những địa điểm sẽ xảy ra cực quang bao gồm: một phần Scotland, phía bắc nước Anh, Bắc Mỹ (Michigan, Maine).

Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA
Bão Mặt Trời bắn ra các hạt điện tích mạnh tới Trái đất. (Ảnh: NASA).

Bão mặt trời nguy hại đến mức nào?

Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA
Bão Mặt trời sẽ khiến hiện tượng cực quang xuất hiện nhiều vào vài ngày tới. (Ảnh: NOAA).

Theo NOAA, cơn bão sẽ phá hỏng hệ thống liên lạc vô tuyến, hệ thống định vị GPS khiến các chuyến bay bị hoãn lại, thậm chí hệ thống liên lạc của hải quân hay trên các vệ tinh, cảm biến của NASA cũng bị ảnh hưởng nặng nề, gây nguy hiểm tới phi hành gia.


NASA và ESA theo dõi hoạt động và dự báo đường đi của các cơn bão Mặt trời. (Nguồn: NASA).

Ngoài ra, cơn bão điện từ sẽ ảnh hưởng đến trường điện từ Trái đất gây mất điện diện rộng. NASA và NOAA vẫn tiếp tục theo dõi sự kiện này dựa vào kính thiên văn và máy dò để đưa ra những dự báo thời tiết không gian chính xác kịp thời nhất.

Mùa hè này, NASA cũng sẽ đưa tàu vũ trụ Parker Solar Probe lên không gian và sẽ là con tàu tiến gần Mặt Trời nhất nhằm nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động của ngôi sao quan trọng gần chúng ta nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Phi hành gia NASA bị biến đổi ADN sau một năm ở ngoài vũ trụ

Phi hành gia NASA bị biến đổi ADN sau một năm ở ngoài vũ trụ

Đó là kết quả của một nghiên cứu từ NASA, được phát hiện từ trường hợp của cặp anh em phi hành gia song sinh Scott Kelly và Mark Kelly.

Đăng ngày: 14/03/2018
SpaceX sắp phóng 5 tên lửa trong một tháng

SpaceX sắp phóng 5 tên lửa trong một tháng

SpaceX lập kế hoạch phóng 5 tên lửa trong giai đoạn cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Đăng ngày: 12/03/2018
Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc

Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc

Hình ảnh mới nhất cho thấy một cơn lốc xoáy cực mạnh trên sao Mộc tạo những hoa văn kỳ lạ, giống như những đóa hoa hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 11/03/2018
Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Một hệ sao kỳ thú bất ngờ tìm thấy trong không gian gây ngạc nhiên giới khoa học. Các hành tinh quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ với khoảng thời gian 1,2, 3,6 và 6,2 ngày, ở khoảng cách gần nhất với sao chủ.

Đăng ngày: 11/03/2018
Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Đem rác thải trên Trái đất xả ra ngoài vũ trụ sẽ đe dọa đến các trạm không gian và tàu vũ trụ, cũng như gây nên nguy cơ ảnh hưởng ngược về Trái đất.

Đăng ngày: 09/03/2018
Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Động cơ đẩy tên lửa mới của ESA có thể thu, nén, sạc điện và sau đó giải phóng các phân tử khí, không đòi hỏi sử dụng nhiên liệu hóa học, Science Alert hôm nay đưa tin.

Đăng ngày: 09/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News