Hơn 2.000 thi thể dạt vào bờ biển Nhật
Hôm nay, lực lượng cứu hộ tìm thấy khoảng 2.000 thi thể trên hai bờ biển thuộc tỉnh Miyagi sau trận động đất và sóng thần ngày 11/3, trong khi cả Nhật Bản đang gồng mình vật lộn với thảm họa lịch sử.
Khoảng 1.000 thi thể được tìm thấy trên bờ biển bán đảo Ojika thuộc tỉnh Miyagi, nơi bị tàn phá nặng nề nhất trong sóng thần. Gần 1.000 thi thể còn lại dạt vào thành phố duyên hải Minamisanriku, nơi chính quyền mất liên lạc với khoảng 10.000 người, tương đương một nửa dân số thành phố.
Một phụ nữ thất thần nhìn cảnh đổ nát ở Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP
Phát hiện số xác chết khổng lồ nói trên sẽ làm tăng đáng kể con số người thiệt mạng trong trận sóng thần mạnh 9,0 độ Richter gây ra sóng thần vừa qua, so với con số chính thức của cảnh sát Nhật công bố hôm nay là 1.597 người chết và 1.481 người mất tích tại vùng đông bắc.
Trong khi đó, tại thủ phủ tỉnh Miyagi là thành phố Sendai, cảnh sát hôm nay cũng xác định vị trí từ 200 đến 300 thi thể mới. Tuy nhiên, họ chưa thể đưa số nạn nhân xấu số này ra khỏi đống đổ nát do khó tiếp cận. Chính quyền Miyagi cũng đang kêu gọi sự giúp đỡ của các tỉnh khác trong việc hoả táng số thi thể nạn nhân quá lớn.
Tính tới hôm qua, tại Miyagi và 5 tỉnh khác ở vùng đông bắc Nhật Bản đã có khoảng 450.000 người phải đi sơ tán. Tại nhiều nơi họ được đưa tới đang thiếu trầm trọng nước uống và thực phẩm, buộc lực lượng phòng vệ phải sử dụng trực thăng làm cầu hàng không cung ứng nhu yếu phẩm.
Theo hãng tin Kyodo, tung tích khoảng 2.500 du khách trong và ngoài nước đang có mặt tại khu vực xảy ra động đất và sóng thần hôm 11/3 cũng chưa được xác định. Do đó Cục du lịch Nhật Bản không thể thống kê thiệt hại đối với du khách trong thảm hoạ này.
Việc các nhà máy điện nguyên tử phải ngừng hoạt động sau thảm hoạ, đẩy vùng đông bắc Nhật Bản và khu vực xung quanh thủ đô Tokyo vào đợt cắt điện luân phiên chưa từng có tiền lệ. Tình trạng này được dự đoán sẽ kéo dài tới cuối tháng 4, ảnh hưởng tới hầu hết 45 triệu người trong khu vực.
Trận động đất mạnh 9,0 độ Richter ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật Bản hôm 11/3 là cơn địa chấn có cường độ mạnh nhất từng được ghi lại trong lịch sử nước này. Sóng thần cao 10 mét sau đó đánh vào các khu vực duyên hải gây ra thảm hoạ quốc gia chưa từng có tại Nhật Bản.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
