Hơn 3.000 hố tử thần quanh biển Chết
Các nhà nghiên cứu phát hiện hơn 3.000 hố tử thần xung quanh biển Chết, số lượng tăng đáng báo động do quản lý tài nguyên nước không phù hợp.
>> Biển Chết đang bị các "hố tử thần" nuốt chửng?
>> Kinh hoàng hố tử thần “xâm lấn” trên toàn thế giới
Số lượng hố tử thần quanh biển Chết đang tăng nhanh
Các hố tử thần nhìn từ trên cao. (Ảnh: Yuval Nadel/Flash90)
Theo các nhà môi trường, số lượng hố tử thần tại đây đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. 10 năm trước, dọc theo bờ biển Chết có khoảng 1.000 hố quan sát được. Khi đó, nhiều cảnh báo về "bóng đen thảm họa môi trường" đã được đưa ra. Tới nay, con số này đã lên tới 3.000 hố sụt. Mỗi ngày, nhiều hố tử thần khác lại được hình thành.
"Thiên nhiên đang nổi giận. Những hố sụt này là kết quả trực tiếp của việc quản lý tài nguyên nước không phù hợp trong khu vực", Gidon Bromberg từ tổ chức hoạt động môi trường EcoPeace Middle East trả lời ABC News.
Dù không thể xác định được thời gian và địa điểm hình thành hố, các nhà nghiên cứu khẳng định chúng liên quan trực tiếp tới tình trạng khô cạn dần của biển Chết. Lớp chất mặn còn lại khi nước biển bay hơi bị phân rã với nước ngọt bên dưới, tạo ra các khoang rỗng khiến bề phía trên sụt lún bất cứ lúc nào.
"Hố tử thần có thể hình thành chỉ sau một đêm. Điều này biến chúng trở nên không thể dự đoán và rất nguy hiểm", Bromberg lo ngại. Hiện chưa có báo cáo về vụ tử vong nào liên quan tới các hố tử thần. Tuy nhiên giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ này hiện hữu vì mỗi năm biển Chết thu hút hàng chục nghìn du khách tới tham quan.
Biển Chết có độ mặn cao nhất thế giới và là địa danh nổi tiếng cả về giá trị du lịch và y học nằm ở biên giới giữa Bờ Tây, Jordan và Israel. biển Chết đối diện với nguy cơ biến mất vào năm 2050 nếu con người không kịp thời đưa ra các biện pháp đối phó nào.
Do việc sử dụng vào mục đích công nghiệp và tỷ lệ bay hơi hàng năm vào khoảng 1,5 m, biển Chết đang giảm một phần ba kích cỡ. Lượng nước mất đi này không thể bù đắp bằng nguồn nước từ con sông Jordan đang dần bị thu hẹp. Sự can thiệp của con người làm chuyển hướng một nhánh chính của sông Jordan phục vụ cho hoạt động kinh tế và tưới tiêu càng khiến vấn đề khô cạn của biển Chết trở nên trầm trọng hơn.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
