Hòn đảo bí ẩn trên Google Earth không hề tồn tại
Một hòn đảo "ma" được xác định trên Google Earth và một số bản đồ thế giới không hề tồn tại trên thực tế. Kết luận này được các nhà khoa học Australia đưa ra sau khi đã đi tìm kiếm vùng đất bí ẩn này trong một cuộc thám hiểm địa lý.
Hòn đảo ma có kích thước khá lớn trên biển Coral được đặt tên là đảo Sandy trên Google Earth và các bản đồ của Google nằm đâu đó giữa Australia và New Caledonia thuộc Pháp.
Bản đồ thế giới của The Times cũng cho thấy đảo này đảo Sable. Các bản đồ khí hậu do Southern Surveyor, một đơn vị nghiên cứu hàng hải Australia, cũng nói hòn đảo có tồn tại, theo tiến sĩ Maria Seton.
Hòn đảo bí ẩn trên Google Earth
"Nhưng khi Southern Surveyor, có nhiệm vụ xác định những vùng đất trồi lên ở châu Đại Dương do biến động địa chất, đến nơi lẽ ra có hòn đảo thì họ không thấy gì".
Chúng tôi muốn kiểm tra vì các biểu đồ định vị hàng hải trên tàu cho thấy một vùng nước rất sâu ở khu vực đó, 1.400 mét, bà Seton, thuộc Đại học Sydney, nói với AFP sau hành trình dài 25 ngày.
“Nó có trên Google Earth và các bản đồ khác nên chúng tôi muốn kiểm tra thử và thấy ở đó không có đảo gì hết. Chúng tôi khá là bối rối. Thật lạ. Tại sao nó lại được đưa vào bản đồ? Chúng tôi không biết, nhưng chúng tôi sẽ tìm hiểu".
Tin tức về hòn đảo không có thật đã gây ra tranh luận trên các trang mạng xã hội. Người dùng Twitter Charlie Loyd chỉ ra rằng đảo Sandy cũng có trên ứng dụng Yahoo Maps và Bing Maps, “nhưng gần đầy đã biến mất".
Trên trang mạng www.abovetopsecret.com, những cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi khi một thành viên nói anh từng xác nhận với văn phòng khí tượng Pháp rằng đây là một hòn đảo ma suốt từ năm 1979.
Một người khác cho rằng: “Nhiều nhà chế bản bản đồ cố tình phạm lỗi không nghiêm trọng nhưng cũng không rõ ràng trên các bản đồ của họ để biết khi có ai đó ăn cắp thông tin của họ”.
Google hiện chưa bình luận gì, nhưng giám đốc Google Maps ở Australia và New Zealand nói trên báo Sydney Morning Herald là họ sử dụng nhiều nguồn khác nhau, cả của nhà chức trách và thương mại, để xây dựng ứng dụng này.
“Thế giới là nơi thay đổi liên tục, và cập nhật những thay đổi đó là quá trình không bao giờ kết thúc”, Nabil Naghdy nói. Vùng lãnh thổ gần nhất với hòn đảo mà là Chesterfields, một quần đảo thuộc Pháp không có người ở.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
