Hòn đảo hoang ô nhiễm nhất thế giới

Một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương có mật độ rác thải nhựa trên bãi biển cao nhất thế giới với 17 tấn rác bao phủ mọi nơi.

Đảo Henderson ở phía nam Thái Bình Dương là một trong những hòn đảo xa xôi và hẻo lánh nhất thế giới. Hòn đảo này không có người ở và chỉ được các nhà khoa học ghé thăm từ 5 đến 10 năm một lần vì mục đích nghiên cứu, theoLive Science. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) liệt kê đảo Henderson vào danh sách Di sản Thế giới năm 1988.

Tuy nằm cách xa khu vực khu dân cư nhưng bãi biển của đảo Henderson tràn ngập rác. Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Nam Cực và Biển (IMAS) thuộc Đại học Tasmania, Australia, ước tính có khoảng 37,7 triệu mảnh rác thải nhựa, tương đương với khối lượng 17 tấn, nằm rải rác trên bãi biển của đảo Henderson. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) hôm 15/5.

Hòn đảo hoang ô nhiễm nhất thế giới
Bãi biển trên đảo Henderson ở phía nam Thái Bình Dương phủ đầy rác thải nhựa. (Ảnh:Jennifer Lavers).

Theo nhóm nghiên cứu, với mật độ khoảng 671 mảnh nhựa trên mỗi m2, đảo Henderson trở thành nơi có mức độ ô nhiễm nhựa lớn nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do hòn đảo này nằm gần trung tâm dòng hải lưu Gyre ở phía nam Thái Bình Dương, khiến nó tích tụ rác thải có nguồn gốc từ Nam Mỹ và các tàu đánh cá trên biển.

"Đảo Henderson là một ví dụ điển hình cho thấy những mảnh vỡ nhựa đang ảnh hưởng đến môi trường trên phạm vi toàn cầu như thế nào", Jennifer Lavers, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo Lavers, đảo Henderson có hơn 3.750 mảnh rác thải nhựa mới mỗi ngày. Khối lượng rác thải trên đảo có thể lớn hơn rất nhiều so với ước tính, do nghiên cứu mới chỉ giới hạn các mảnh rác có kích thước lớn hơn 2mm và nằm sâu 10cm trong bãi biển cát.

"Các mảnh rác thải nhựa có thể gây nguy hiểm cho nhiều loài sinh vật nếu nuốt phải, tạo ra một rào cản vật lý trên bãi biển đối với động vật như rùa, làm giảm tính đa dạng của động vật không xương sống ven bờ", Lavers nói.


Bãi biển tràn ngập rác thải nhựa trên đảo Henderson.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Khu vực phía Bắc mưa bất chợt trong ngày, nhiệt độ không quá 28 độ C

Khu vực phía Bắc mưa bất chợt trong ngày, nhiệt độ không quá 28 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 18/5, hai hình thế là vùng hội tụ gió Tây Nam trên cao và gió Tây Nam tác động lên thời tiết của hai nửa đất nước.

Đăng ngày: 18/05/2017
Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể

Siêu núi lửa nguy hiểm nhất Trái đất có thể "nổ" sớm hơn dự định

500 năm trước, siêu núi lửa Campi Flegrei tại Italy đã bùng nổ,

Đăng ngày: 17/05/2017
Hòn đảo bé chỉ bằng nửa sân bóng nhưng có tới 1.500 người dân sinh sống

Hòn đảo bé chỉ bằng nửa sân bóng nhưng có tới 1.500 người dân sinh sống

Tuy bé và chật chội nhưng hòn đảo Migingo vẫn có sức hút kỳ lạ với rất nhiều ngư dân châu Phi.

Đăng ngày: 17/05/2017
Tại sao nước sông Hoàng Hà ở Trung Quốc lại vàng?

Tại sao nước sông Hoàng Hà ở Trung Quốc lại vàng?

Con sông Hoàng Hà được coi là

Đăng ngày: 17/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News