Hormonne giúp kiềm chế cơn thèm đường
Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Iowa (Mỹ), hormone do gan sinh ra có tên yếu tố sinh trưởng nguyên bào sợi 21 (FGF21) có thể giúp chống lại cơn thèm đồ ngọt.
Đây là lần đầu tiên một cơ chế duy nhất được tìm thấy trong gan có tác dụng chống lại cơn thèm đường. FGF21 vốn được biết đến là hormone quy định mức năng lượng (cacbohydrate) trong máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, FGF21 cũng có ảnh hưởng đến sở thích của vị giác.
Hormone FGF21 có thể kiềm chế cơn thèm đường. (Nguồn: Fortune).
Để kiểm tra ý tưởng đó, các nhà khoa học đã tạo ra hai nhóm chuột biến đổi gene: một nhóm có cơ thể không sản sinh FGF21 và nhóm kia sản sinh quá mức loại hormone này. Sau đó các nhà khoa học cung cấp cho chuột biến đổi gene nhiều dạng thức ăn khác nhau có hàm lượng đường đơn, đường phức và cacbohydrate khác nhau để xem dạng đồ ăn nào được chúng ưa thích. Kết quả thu được cho thấy: chuột không có FGF21 cực kỳ ưa thích chế độ ăn có hàm lượng đường cao. Trong khi đó, chuột sản sinh FGF21 quá mức lại tránh xa đồ ngọt.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, FGF21 ức chế sự thèm ăn đường đơn mà không ảnh hưởng đến sự thèm ăn đường phức hay cacbohydrate ở chuột.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm hiểu các tế bào thần kinh ở chuột chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi hormone này. Hiện tại, họ ngờ rằng các đường dẫn thần kinh này nằm trong hypothalamus (vùng dưới đồi) - vùng não quy định cơn đói và làm cầu nối giữa hệ nội tiết và hệ thần kinh.
Nếu các chức năng và đường dẫn tương tự tồn tại trong con người, các nhà khoa học có khả năng sẽ tìm được một cách để kiềm chế cơn thèm đường ở người.
Matthew Potthoff – trợ lý giáo sư tại Đại học Iowa và đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết, kết quả nghiên cứu cuối cùng sẽ được công bố trên tạp chí Cell Metabolism vào tháng 2/2016.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
