Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào

Đùa giỡn với tử thần quanh những ngọn núi lửa đang phun trào nham thạch nóng đến 1.000 độ C không phải là niềm ham thích của nhiều người. Tuy nhiên, đối với nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm Skarphedinn Thrainsson, việc tiếp cận những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới lại thực sự là một niềm đam mê.

Ngoài may mắn sống sót và không bị thương tích gì trước khói bụi và nham thạch nóng chảy phun trào trên mặt đất xung quanh mình, nhiếp ảnh gia Thrainsson, 39 tuổi, còn tạo ra kỳ tích khi chụp được những bức ảnh vô cùng ấn tượng về các ngọn núi lửa.

Từ những tia nham thạch màu cam sáng bắn lên bầu trời đêm như pháo hoa tới các cộng sự liều lĩnh chỉ đứng cách những dòng suối nóng chảy đang mưa như trút từ trên bầu trời, các tác phẩm của nhiếp ảnh gia Thrainsson đã cho thấy một khía cạnh khác, ngoài sức hủy diệt của núi lửa.

Anh Thrainsson tâm sự trên tờ Daily Mail: "Chúng là những gì đáng kinh ngạc nhất mà tôi từng trải nghiệm trong cuộc đời mình. Thật khó để mô tả cảm giác của bạn khi đứng trước một ngọn núi lửa đang phun trào, với tất cả sức nóng, tiếng ồn, mùi mè và các tia sét chớp nhoáng. Bạn sẽ cảm thấy rất nhỏ bé và bất lực trước một ngọn núi lửa. Quay trở lại với việc chụp ảnh phong cảnh thông thường sau đó thực sự rất buồn chán".

Dẫu vậy, người nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm đến từ Iceland này cũng phải thú nhận: "Đó là việc cực kỳ nguy hiểm. Và đôi khi, tôi phải đi bộ xuyên qua các lớp dung nham mới nên rất dễ bị bỏng. Việc có mặt tại khu vực quanh núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland, nơi tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh năm ngoái, cũng rất nguy hiểm vì sét đánh xuyên qua các đám mây khói bụi".

Anh Skarphedinn đã thu được những bức ảnh được đánh giá lạ thường trong các vụ phun trào núi lửa ở Fimmvorduhals và Eyjafjallajokull đều ở miền nam vùng duyên hải Iceland. Kết quả của 2 sự cố này rất khác nhau. Trong khi núi lửa ở Fimmvorduhals khá "thân thiện" với các dòng dung nham màu đỏ chảy tràn thì vụ phun trào thứ hai đã tung mây bụi mù mịt khắp châu Âu, khiến hoạt động giao thông vận tải bằng đường không trong khu vực bị tê liệt trong thời gian ngắn cách đây 2 năm.

Anh Skarphedinn tiết lộ đã lên kế hoạch tới Hawaii và một số nơi khác nữa để tiếp tục niềm đam mê nhiếp ảnh của mình. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm về vẻ đẹp hùng vĩ của núi lửa đang phun trào dưới góc máy của nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm này:

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Những bức ảnh anh Skarphedinn Thrainsson chụp ngay tại miệng núi lửa trông vô cùng ấn tượng. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Sét rạch ngang bầu trời phía trên đám khói đen bốc lên từ miệng núi lửa.
Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Các đám mây bụi bốc lên từ núi lửa tạo thành hình con thiên nga màu đen. Phía sau nó là lớp phông nền màu tía báo hiệu cho một cơn bão sấm sét. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Bức ảnh kỳ dị này cho thấy một người đàn ông có thể đang tiến bước về phía miệng núi lửa. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Các nhiếp ảnh gia cộng sự của anh Thrainsson cũng không ngại ngần tiếp cận các ngọn núi lửa hung dữ đang phun trào. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Một nhóm cư dân địa phương đang xem xét hiện trường cạnh núi lửa có vẻ đang tạm lắng sau phun trào. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Toàn cảnh một ngọn núi lửa đang phun trào. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Anh Thrainsson đã vô tình chụp được cực quang Borealis huyền ảo phía trên một ngọn nửa lửa đang hoạt động. Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Các tia nham thạch bắn lên dữ dội từ miệng núi lửa như pháo hoa.
Ảnh: Caters News Agency.

Hùng vĩ cảnh núi lửa phun trào
Cận cảnh những nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm tác nghiệp gần núi lửa đang phun trào.
Ảnh: Caters News Agency.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News