Hướng dẫn cách mua vàng, phân biệt vàng thật, vàng giả

Vàng là kim loại quý nên rất được nhiều các con lừa đảo nghiên cứu để làm giả. Nhiều người có đưa ra các cách thử để phân biệt vàng, tất nhiên cũng đúng một phần nào đó, tuy nhiên chúng ta phải dùng các phương pháp kết hợp và tùy điều kiện mà sử dụng.

Cách nhận biết vàng thật, vàng giả mà ai cũng cần biết

Trong tất cả cách cách để kiểm tra vàng, những cách kiểm tra hiệu quả nhất thường rất tốn kém và phức tạp. Chúng ta có các cách thử đó là: phân tích thành phần hóa học thực hiện trong các phòng thí nghiệm thuộc các viện phân tích.

Phân kim

Cách tiếp theo là phân kim, dùng hỗn hợp 2 axít Clo hydric và axít nitric để biến vàng thành hỗn hợp lỏng sau đó cho kết tủa để loại bỏ tạp chất cách này được dân chế tác vàng hay dùng.

Dùng máy đo quang phổ

Dựa vào các vạch của quang phổ mà ta xác định được thành phần của vàng.

Các cách trên cho kết quả chính xác tuy nhiên chỉ áp dụng cho các cơ sở chuyên nghiệp. Các cách dưới đây dành cho người dùng phổ thông hơn nhưng cũng chỉ đúng tùy theo trường hợp.

Thử vàng bằng axit clo hydric (có trong các bình ắc quy) hoặc axít sulffuric

Do axít tác dụng hầu hết các kim loại, trong trường hợp miếng kim loại không phải vàng thì khi thấm axít bề mặt kim loại sẽ sùi bọt. Đối với vàng pha tạp chất, bề mặt miếng vàng sẽ nổi bong bóng li ti, nếu dùng kính lúp thì nhìn rất rõ. Còn vàng nguyên chất bề mặt miếng vàng sẽ không có hiện tượng nổi bong bóng hay sùi bọt, (cách này phát hiện đồng rất hiệu quả).

Thử vàng bằng nam châm loại tốt

Vàng thật sẽ không bị nam châm hút. Nếu bị hút thì đó chính là vàng có pha sắt, hoặc vàng giả. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách. Vẫn có những loại vàng pha tạp không bị nam châm hút.

Quan sát

Dùng kính lúp soi vàng. Vàng thật, đủ độ già sẽ có bề mặt mịn, không có các chấm nhỏ li ti, không lồi lõm.

Kiểm tra ở các vết khắc, vết chạm trổ

Nếu vết khắc vẫn có màu đẹp, các cạnh của vàng không bị đổi màu, thì đó chính là vàng thật. Nếu ở các vết khắc vết chạm có màu xanh lá cây hoặc xanh đen: thì đó chính là vàng độn.

Thử cắn vàng

Đây là cách kiểm tra của người xưa. Nếu sau khi cắn vàng mà có để lại dấu răng thì là vàng thật (vàng thật rất dẻo, mềm hơn các kim loại khác). Nếu không để lại dấu vết gì rõ ràng thì đó là vàng giả.

Tìm một mảnh gốm không tráng men để kiểm tra

Chà vàng lên bề mặt gốm. Nếu có vệt vàng có nghĩa là vàng thật, vệt đen là vàng giả.

Đem thử lửa

Cách tiếp theo thường được nói trong dân gian đó là nếu là vàng thì phải chịu được lửa. Dùng mỏ đốt nung vàng từ 1000 - 1400 độ vàng sẽ nóng chảy như giọt nước và sẽ co vào với nhau, một số kim loại khác sẽ bị cháy và bay hơi, sau khi để nguội vàng sẽ trở lại bình thường.

Phân biệt vàng thật, giả bằng cách dựa vào trọng lượng

Cách phân biệt vàng thật, vàng giả đơn giản nhất đó là dựa vào trọng lượng. Trọng lượng của vàng được tính bằng gam, bạn có thể nhờ thợ kim hoàn cân trọng lượng của vàng. Cho vàng vào một lọ nước có số đo thể tích, bạn có thể đo được thể thích của vàng dựa trên mực nước dâng lên làm tròn thể tích đo được lên 2 con số.

Công thức tính: tỷ trọng = khối lượng/thể tích tăng thêm. Vàng thật thường có tỷ trọng là 19g/ml.

Ví dụ: Vàng nặng 40g, thể tích là 2ml, sử dụng công thức lấy 40/2= 20g bằng với tỷ trọng của vàng thật.

Độ tinh khiết của vàng được tính bằng g/ml như sau:

  • 22K – 17,7-17,8 g / ml
  • 18K vàng trắng – 14,7-16,9 g / ml
  • 18K vàng – 15,2-15,9 g / ml
  • 14K – 12,9-14,6 g / ml

Kiểm tra vàng theo kinh nghiệm

Đây là cách này phổ thông nhất như cầm thử nặng nhẹ, nhìn bằng mắt, đặc biệt là gõ nghe tiếng kêu, thậm chí cắn, nhiều người có thể kết luận khá chính xác, do vàng có màu sắc, độ nặng, độ mềm và tiếng kêu khá riêng biệt.

Riêng đối với vàng miếng người dùng có thể dùng lực uốn, hoặc xung lực tác động (dùng búa gỗ hoặc nhựa) nếu là vàng thật, miếng vàng sẽ cong đều còn nếu là vàng giả sẽ rất cứng thậm chí có thể đột ngột gãy.

Ngoài ra có thể có ai đó phát minh ra các cách thử vàng khác ví dụ: máy cán vàng hoặc máy thử độ cứng cầm tay.....

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News