Hướng dẫn nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau hiệu quả

Bạn nên chườm lạnh trong cơn đau cấp tính như bong gân, chấn thương thể thao; chườm nóng khi đau mãn tính.

Chườm nóng hay lạnh nếu áp dụng đúng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng rất nhanh, rút ngắn thời gian điều trị và kết quả phục hồi tốt. Tùy tình trạng thương tổn và thời điểm có chỉ định sử dụng nóng hay lạnh.

Sử dụng chườm lạnh trong cơn đau cấp tính hoặc sưng, viêm chấn thương mới. Ví dụ bong gân, chấn thương phần mềm, chấn thương thể thao, đau lưng sau khuân vác nặng hay đau lưng do sai tư thế làm giãn cơ... Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi bị chấn thương hoặc đau do viêm cấp.

Sử dụng chườm nóng cho các cơn đau mãn tính hoặc chấn thương sau 48 giờ, ví dụ đau khuỷu tay do viêm gân, hội chứng tennis elbow (hội chứng đau khuỷu tay), đau gót chân do viêm gân, viêm cân gan chân, viêm bao gân gập - duỗi ngón...

Lưu ý khi chườm nóng để điều trị giảm đau

Nóng làm thư giãn. Khi cơ bắp làm việc quá sức, đáp ứng tốt nhất là dùng nóng. Nhiệt kích thích sự lưu thông máu, giúp thư giãn co thắt và làm dịu đau cơ bắp.

Cơ bắp làm việc quá sức bị đau vì một hóa chất gọi là acid lactic. Acid lactic tích tụ khi các cơ bắp được đặt dưới sự căng thẳng và thiếu oxy. Khi giảm lưu lượng máu đến khu vực bị quá tải, các acid lactic bị mắc kẹt. Đây là nguyên nhân tạo ra đau cơ đau đớn. Liệu pháp nhiệt có thể giúp phục hồi lưu lượng máu và tăng tốc độ loại bỏ các acid lactic từ các cơ bắp.

Nhiệt tốt nhất để điều trị đau mãn tính. Đau mãn tính là đau dai dẳng hoặc tái phát. Nhiệt làm tăng cung cấp máu, kích thích việc loại bỏ các độc tố, làm giảm đau nhức và sự căng cứng.

Hướng dẫn nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau hiệu quả
Túi chườm nóng. (Ảnh: whstatic).

Nếu bị một chấn thương mãn tính như giãn cơ đùi, cơ lưng, hội chứng tennis elbow... nên chườm nóng trước khi tập thể dục giúp các mô lỏng lẻo và làm thư giãn vùng bị chấn thương. Cần lưu ý áp dụng nhiệt sau khi tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau hiện tại.

Có 2 dạng điều trị nhiệt

Nhiệt cục bộ được áp dụng cho một khu vực cụ thể với một:

  • Chai nước nóng.
  • Túi chườm nóng.
  • Nhiệt ẩm (nóng, khăn ướt).
  • Vòi xịt nước nóng.

Nhiệt hệ thống làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn với một:

  • Tắm nước nóng.
  • Phòng tắm hơi.

Khi áp dụng nhiệt, cần bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị sưởi ấm. Không dùng nhiệt quá nóng sẽ gây bỏng. Quấn nguồn nhiệt bên trong một chiếc khăn xếp lại để tránh bị bỏng. Tránh tiếp xúc kéo dài với nhiệt trị liệu toàn thân. Không chườm nóng trong khi ngủ. Không chườm nóng quá 20 phút.

Lưu ý khi chườm lạnh để giảm đau

Nước đá được sử dụng để giúp vết thương lành. Khi cơ thể bị tổn thương, các mô bị tổn thương trở nên sưng tấy. Điều này có thể gây đau, sưng, hoặc đỏ. Đá lạnh làm tê chấn thương. Lạnh làm co mạch máu và làm giảm lưu lượng máu. Điều này có thể làm giảm sự tích tụ chất dịch viêm trong khu vực bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn nên chườm nóng hay chườm lạnh để giảm đau hiệu quả
Chườm lạnh trong cơn đau cấp tính trước 48 giờ. (Ảnh: natural).

Chườm lạnh được cho là hỗ trợ trong việc kiểm soát tình trạng viêm và sưng. Nó làm giảm đau nhưng không điều trị các nguyên nhân cơ bản. Phương pháp này giúp giảm tình trạng viêm và đau xảy ra sau khi tập thể dục. Nên chườm lạnh sau khi tập thể dục.

Điều trị chườm lạnh đôi khi giúp giảm đau, giảm viêm trong chấn thương mãn tính, như làm việc quá nhiều lặp đi lặp lại gây ra viêm mãn tính, chơi thể thao chuyên nghiệp. Lưu ý không chườm lạnh trước khi vận động thể thao. Lạnh chỉ nên được áp dụng khu trú không làm toàn thân và không bao giờ được sử dụng trong hơn 20 phút tại một thời điểm.

Có thể chườm lạnh bằng:

  • Một túi nước đá.
  • Một khăn ẩm đã được đặt trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
  • Một gói gel lạnh.
  • Một túi rau quả đông lạnh.

Có thể chườm lạnh ngay sau khi chấn thương hoặc căng thẳng, tập thể dục cường độ cao. Không chườm trực tiếp cục nước đá mà quấn qua một cái khăn để chườm. Không chườm chỗ sưng đau liên tục, nên nghỉ giữa các thời điểm chườm lạnh. Không sử dụng nước đá ở các khu vực có vấn đề lưu thông máu kém

Sử dụng quá lạnh có thể gây tổn thương mô. Lưu ý đau lưng cấp do giãn cơ (cụp lưng) nên chườm lạnh trong 48-72 giờ đầu, sau đó có thể luân phiên chườm lạnh hoặc nóng. Bệnh đau khuỷu mãn tính do viêm gân hoặc hội chứng Tennis elbow, nên chườm nóng trước khi tập luyện, giúp tăng lưu thông máu, giãn gân cơ. Không chườm nóng sau tập luyện vì sẽ gây đau nhức nhiều hơn. Sau tập nên chườm đá giúp giảm sưng, giảm đau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Chàng trai rối loạn cương dương sau khi bị mèo cào

Chàng trai rối loạn cương dương sau khi bị mèo cào

Nam bệnh nhân 23 tuổi (Bỉ) đau nhức tinh hoàn và rối loạn cương dương do nhiễm một loại vi khuẩn từ mèo.

Đăng ngày: 17/09/2017
Hạt nano trong mực xăm có thể chạy trong máu

Hạt nano trong mực xăm có thể chạy trong máu

Khi sử dụng laser để xóa xăm, tia laser phá vỡ những phân tử mực này, biến nó thành những hạt nhỏ, mà vì thế cơ thể có thể “nuốt trôi” những phân tử này.

Đăng ngày: 16/09/2017
Vì sao kháng sinh không trị được cảm cúm?

Vì sao kháng sinh không trị được cảm cúm?

Phó chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM cho biết, kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có tác dụng với virus - nguyên nhân gây cúm.

Đăng ngày: 15/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News