Hủy thuốc bảo vệ thực vật trong lò nung xi măng
Vừa qua, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm kê 25 tấn các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn đọng trong 3 kho thuốc tại các tỉnh Hải Phòng, Hà Tây (cũ) và Hà Tĩnh.
Để xử lý số thuốc BVTV tồn dư nguy hiểm trên, Viện Bảo vệ thực vật kết hợp với Công ty Holcim Việt Nam tiến hành tiêu hủy thuốc bằng công nghệ lò nung xi măng. Đây là loại lò nung chuyên dụng của công ty Holcim trong việc tiêu hủy thuốc BVTV.
Lò nung xi măng Holcim. (Ảnh: ximangvietnam.com)
Kết quả kiểm nghiệm ban đầu cho thấy, lò nung có các điều kiện rất tốt để phân hủy thuốc BVTV tồn dư cũng như giảm thiểu khí độc thải ra trong quá trình nung đốt, nhất là dioxins và furans.
Tính đến nay cả nước còn khoảng 1.153 điểm tồn lưu hóa chất. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (Tổng Cục môi trường) đã phân loại được 240 điểm hóa chất thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó là 95 điểm ở mức độ "gây ô nhiễm". |
Nghệ An là địa phương có nhiều điểm tồn lưu nguy hại nhất - 190 điểm. Hà Tĩnh có 8 điểm; Thanh Hóa, Quảng Bình 7 điểm.
Điểm đặc biệt của lò nung xi măng này là nhiệt độ lò nung luôn đạt trên 1800 độ C, phân hủy thuốc BVTV trong môi trường kiềm, có hệ thống làm lạnh khí nhanh tránh nhiệt độ cao dễ tạo thành dioxins (200 - 450 độ C), thời gian lưu khí dài. Hiệu quả tiêu hủy đạt trên 99,99%.
Theo PGS Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN, do loại lò này có thời gian lưu cháy lâu (từ 6 đến 10 giây) nên các chất thải độc hại sẽ bị phân hủy triệt để hơn nhiều so với trong các lò thiêu bình thường (chỉ có thời gian lưu 2 giây).
“Việc để tồn dư thuốc BVTV trong môi trường và việc tiêu hủy thuốc không đúng phương pháp góp phần làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người đặc biệt là đối với các loại thuốc hữu cơ bền vững”, TS. Nguyễn Trường Thành, Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho biết.
Trên thế giới, đã có nhiều công nghệ tiêu hủy thuốc BVTV tồn dư bằng nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên, công nghệ tiêu hủy thuốc BVTV bằng lò nung xi măng đã cung cấp thêm một cơ hội cho việc xử lý các loại hóa chất khó phân hủy một cách an toàn.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
