Huyết thanh kháng nọc rắn: Bao giờ mới đủ?

Mỗi năm, Việt Nam có thể có tới hàng trăm ca bệnh do rắn cắn. Tuy nhiên, do mỗi loại huyết thanh kháng nọc rắn chỉ công hiệu đối với một loại rắn độc nhất định, nên rất nhiều trường hợp bị rắn cắn nhưng không có huyết thanh đặc hiệu để điều trị.

Một trong những người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu về huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) phải kể đến BS Trịnh Xuân Kiếm. Theo ông cho biết, từ năm 1991 đến năm 2007, ông đã nghiên cứu thành công ba loại HTKNR hổ đất, chàm quạc, hổ chúa.


Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện trong các phòng thí nghiệm để bào chế các
loại huyết thanh kháng nọc rắn mới. Ảnh chụp tại một công ty nghiên cứu dược phẩm
ở Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Thái Ngọc)

Từ trước 1894, nhà khoa học người Pháp – TS. Albert Calmette (1863 - 1933) đã nghiên cứu về HTKNR tại viện Pasteur Sài Gòn. Đến năm 1894, ông là người đầu tiên phát minh ra HTKNR trên thế giới. Nhưng mãi đến sau năm 1990, Việt Nam mới có một vài loại HTKNR được sản xuất tại VN.

Tuy nhiên, HTKNR cọp nia dù đã nghiên cứu thành công, vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng. TS Lê Văn Bé, Viện trưởng Viện vắc xin và Sinh phẩm y tế tại Nha Trang cũng cho biết, viện đã từng phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu thành công HTKNR cạp nong và cạp nia, nhưng đành phải để dỡ dang vì chưa thử nghiệm lâm sàng.

TS Bé giải thích, khó khăn nhất cho trong việc nghiên cứu HTKNR chính là ở khâu thử nghiệm lâm sàng. Cần phải thử nghiệm nhiều “pha” trên người bệnh. Mỗi “pha”, yêu cầu phải thử nghiệm trên người từ 50 – 300 bệnh nhân. Tất nhiên là không thể có đủ số người bị rắn cắn để thử. Mặc khác, dù HTKNR được phép sản xuất thì số lượng tiêu thụ cũng không nhiều. Như vậy thì việc đầu tư sản xuất HTKNR sẽ không có ý nghĩa kinh tế.

Một tín hiệu đáng mừng... PGS-TS Nguyễn Lê Trang, nguyên trưởng phòng hóa miễn dịch Viện Pasteur TP.HCM, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về HTKNR cho rằng, lý tưởng nhất là nghiên cứu một loại huyết thanh đa độc tố có thể điều trị chung trong tất cả các trường hợp rắn cắn, dù nọc của chúng thuộc bất kỳ loài nào.

Nếu có sự phối hợp giữa nhiều đơn vị nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất thì chỉ từ 2 – 4 năm, Việt Nam có thể đưa loại HTKNR đa độc tố vào điều trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News