IAEA nâng cao khả năng phân tích vật liệu hạt nhân

Ngày 7/5, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết có thể đáp ứng được các thách thức ngày càng phức tạp về kiểm chứng hạt nhân trong vòng ít nhất 30 năm tới.

Việc IAEA đưa vào sử dụng thiết bị quang phổ kế mới với độ chính xác chưa từng thấy đã tạo bước ngoặt lớn trong nỗ lực lâu nay của IAEA nhằm hiện đại hóa và tăng cường các khả năng phân tích các mẫu vật liệu hạt nhân.

Các nhà khoa học hạt nhân của IAEA nhấn mạnh thiết bị quang phổ kế mới là quang phổ kế ghi khối lượng plasma kết hợp nhiều ống góp cảm ứng thế hệ mới nhất (MC-ICP-MS), giúp tăng cường rất lớn khả năng phân tích để nhận dạng sự khác biệt không thể được nhận biết trước đây về các dấu vết hạt nhân.

Lần đầu tiên, các nhà khoa học IAEA có thể phát hiện được dấu hiệu bụi phóng xạ trong mẫu vật liệu hạt nhân được thử nghiệm, bao gồm các số lượng dấu vết plutoni hoặc urani được thoát ra và lắng đọng từ các hoạt động hạt nhân.

Sử dụng các dữ kiện này, các nhà khoa học IAEA có thể đưa ra kết luận với độ tin cậy rất cao về thời gian mẫu thử nghiệm còn nguyên bản và chưa có hoạt động hạt nhân nào trên mẫu thử nghiệm này.

Công nghệ chính xác hơn trong phổ kế khối lượng có thể giúp các nhà khoa học IAEA phát hiện và xác định được khối lượng các hạt nhỏ nhất trong các mẫu do các thanh tra của IAEA thu thập, cô lập các hạt của urani hoặc plutoni đã được làm giàu và đo được các thành phần đồng vị của chúng. Khả năng mới này giúp IAEA xác định được các quá trình làm giàu vật liệu hạt nhân. Đây là công cụ mạnh để phát hiện sự hiện diện của mọi loại vật liệu và hoạt động hạt nhân mà các nước phát triển bất hợp pháp hạt nhân muốn che giấu.

Thiết bị mới sẽ giúp các nhà khoa học IAEA phát hiện được plutoni ở mức thấp hơn 10 lần so với trước đây. Nhờ đó, IAEA có thể kiểm chứng được với độ tin cậy rất cao các hoạt động hạt nhân bất hợp pháp, tăng cường khả năng phát hiện các dấu vết các vụ thử nghiệm hoặc sản xuất plutoni bất hợp pháp mà trước đây không thể phát hiện.

IAEA nhấn mạnh tăng cường khả năng phân tích và xác định các dấu vết hạt nhân luôn nằm trong chiến lược duy trì khả năng khoa học độc lập với chất lượng cao của IAEA, qua đó thực hiện chức năng bảo vệ an toàn và giám sát hạt nhân trên thế giới theo các hiệp ước không phổ biến hạt nhân và cấm thử hạt nhân toàn diện của Liên hợp quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News