Indonesia: Đảo Lombok nhô cao thêm 25cm sau động đất liên tiếp
Các nhà khoa học Mỹ ngày 10/8 cho biết những trận động đất mạnh liên tiếp gần đây tại Lombok thuộc tỉnh Tây Nusa Tenggara của Indonesia đã khiến hòn đảo du lịch này nhô cao thêm tới 25cm.
Sử dụng những hình ảnh từ vệ tinh về đảo Lombok trong những ngày sau trận động đất mạnh 6,9 độ Richter hôm 5/8 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Viện nghiên cứu công nghệ California đã phác thảo nên sơ đồ về sự thay đổi bề mặt hòn đảo.
Cảnh đổ nát sau trận động đất ở làng Sajang, Lombok, Indonesia ngày 31/7. (Ảnh: THX/TTXVN).
Theo sơ đồ này, ở khu vực phía Tây Bắc Lombok, gần chấn tiêu của trận động đất, mặt đất đã được nâng lên 25cm, trong khi một vài khu vực lún sâu từ 5-15 cm.
Chỉ trong gần 1 tuần, đảo du lịch Lombok đã phải hứng chịu tới 3 trận động đất mạnh cùng hơn 500 dư chấn, khiến gần 350 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người mất nhà ở.
Theo NASA, việc thu thập các hình ảnh quan sát từ vệ tinh có thể giúp chính quyền Indonesia chủ động đối phó với động đất, cũng như các thảm họa tự nhiên hoặc nhân tạo khác.
Động đất xảy ra khá thường xuyên ở Indonesia, do nước này nằm trên Vành đai Lửa, bao gồm một vòng cung núi lửa và các đường đứt gãy địa chất ở lưu vực Thái Bình Dương.
Trước đó, tháng 12/2004, một trận động đất cường độ 9,1 độ Richter đã xảy ra ở khu vực ngoài khơi đảo Sumatra gây thảm họa sóng thần, cướp đi sinh mạng của 230.000 người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
