Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia

Phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở vùng núi phía bắc đảo Lombok, số người chết dự kiến tăng lên hàng trăm.

Ngoài ít nhất 91 người chết, 209 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại trong trận động đất tối qua ở đảo Lombok, đông nam Indonesia, Reuters hôm nay dẫn lời phát ngôn viên Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia (BPBD) Sutopo Purwo Nugroho. Không có người nước ngoài nào trong số này. Số người chết dự kiến còn tăng khi Indonesia tiếp tục nỗ lực cứu hộ và thu thập dữ liệu.

Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia
Một người bị thương được sơ tán ở bệnh viện thành phố Mataram đêm 5/8. (Ảnh: Reuters).

Phần lớn nạn nhân thiệt mạng do nhà sập ở vùng núi phía bắc và phía tây đảo Lombok, cách xa các địa điểm đông khách du lịch ở khu vực phía nam. Hàng nghìn người cũng phải sơ tán sau trận động đất. Cục Khảo sát Địa Chất Mỹ ban đầu ghi nhận động đất mạnh 7 độ, sau đó giảm còn 6,9 độ. Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lý (BMKG) Indonesia ghi nhận hơn 120 cơn dư chấn sau động đất.

Các bệnh viện ở Lombok và Bali hoạt động suốt đêm. Do lo ngại động đất tiếp diễn gây sập đổ nhà cửa, bệnh viện phải để bệnh nhân ở khu vực ngoài trời để đảm bảo an toàn.

I Nyoman Sidakarya, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn ở Mataram, đảo Lombok, cho hay chính quyền sẽ sơ tán khoảng 700 du khách và người dân địa phương từ đảo Gili ở tây bắc đảo Lombok.

"Chúng tôi sẽ sơ tán người dân khỏi ba đảo ở Gili. Một số người bị thương và vẫn đang bị sốc", ông nói.

Saffron Amis, một sinh viên người Anh đang du lịch ở Gili, cho hay hàng chục du khách đã được sơ tán đén một ngọn đồi sau động đất. Phần lớn đảo Lombok bị cắt điện. Du khách tại các sân bay quốc tế ở Lombok và Bali bị hoảng loạn, các tòa nhà hư hại nhẹ, nhưng hoạt động bay không gián đoạn.

Đảo Lombok ở đông nam Indonesia là một điểm du lịch nổi tiếng, cách đảo Bali khoảng 100 km về phía đông. Hôm 29/7, một trận động đất 6,4 độ cũng xảy ra tại đây, khiến 17 người chết, 335 người bị thương, phá hủy hàng trăm ngôi nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Hiểm họa đại dương

Hiểm họa đại dương "ngạt thở" vì rác nhựa từ châu Á

Gần đây, cái chết của cá voi hoa tiêu vây ngắn tại Thái Lan đã gây bức xúc cho nhiều người. Con cá nuốt 85 túi nhựa vì tưởng nhầm là thức ăn.

Đăng ngày: 06/08/2018
Nhựa đường chảy, cảnh khuyển được phát giày vì châu Âu quá nóng

Nhựa đường chảy, cảnh khuyển được phát giày vì châu Âu quá nóng

Châu Âu nóng đến chết người hôm 4/8 với nhiệt độ tại một số nước lên đến ngưỡng gần kỷ lục, như 46oC ở Bồ Đào Nha, trong khi 3 người thiệt mạng tại Tây Ban Nha vì không chịu nổi cái nóng.

Đăng ngày: 06/08/2018
Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon

Quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cấm sử dụng túi nylon

Tất cả các cơ sở kinh doanh thương mại tại Chile sẽ có thời hạn từ 6 đến 24 tháng để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nylon.

Đăng ngày: 05/08/2018
Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Khí hậu Châu Âu sẽ ngày càng giống Việt Nam nếu lượng CO2 tiếp tục tăng

Theo đà phát thải CO2 hiện nay, người dân Châu Âu có thể sẽ sớm phải học cách sống chung với khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng ẩm như đã từng xảy ra cách đây 50 triệu năm trước.

Đăng ngày: 04/08/2018
Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Rác thải nhựa phân hủy sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS ONE ngày 1/8 này làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng của hiện tượng này đối với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/08/2018
Rãnh nứt khổng lồ ở Tây Tạng có thể dự báo thảm họa kinh hoàng

Rãnh nứt khổng lồ ở Tây Tạng có thể dự báo thảm họa kinh hoàng

Theo Daily Mail, nghiên cứu những rãnh nứt ở cao nguyên Tây Tạng có thể giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác những trận động đất trong tương lai.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News