San hô chết hàng loạt sau động đất ở Indonesia
Một trận động đất mạnh tại quần đảo Sumatra của Indonesia cách đây 2 năm đã làm san hô chết hàng loạt. Trận động đất khi ấy đã giết chết gần 1.000 người trên đảo Nias, ngoài khơi bờ biển phía tây quần đảo Sumatra.
Tiến hành khảo sát 35 địa điểm tại bờ biển này, các nhà khoa học - thuộc Quỹ bảo tồn động vật hoang dã có trụ sở tại Mỹ và Trung tâm nghiên cứu san hô của Úc (ARCCoERS) - phát hiện trận động đất đã nâng đảo Simeulue (gần Nias) lên 1,2 m, để lộ hầu hết san hô xung quanh đảo.
“Trái ngược với các mối đe dọa khác, không một san hô nào bị trận động đất này nâng lên có thể sống sót”, nhà khoa học Stuart Campbell thuộc Cơ quan bảo tồn đồng vật hoang dã của Indonesia nói. Tuy nhiên Campbell cũng cho biết ở một vài địa điểm tại Simeulue, san hô đang có dấu hiệu hồi phục.
Còn tiến sĩ Andrew Baird thuộc ARCCoERS cho rằng trận động đất đã tạo cơ hội có một không hai cho các nhà khoa học nghiên cứu một hiện tượng kỳ lạ như thế, “hứa hẹn cho giới khoa học cái nhìn mới về tiến trình hồi phục của san hô mà cho đến nay chúng ta chỉ mới có thể biết được dựa trên các san hô hóa thạch”.
Indonesia là một trong các nước có môi trường san hô phong phú nhất thế giới, tuy nhiên nhiều nơi cũng bị ảnh hưởng do hoạt động của con người. Chính phủ nước này đã cấm dùng các hóa chất như xyanua và dùng bom để đánh bắt cá, tuy nhiên các hoạt động này vẫn tiếp tục ở nhiều nơi của quốc gia gồm hơn 17.000 đảo này.
Trận động đất ngoài khơi Sumatra khiến san hô chết hàng loạt
(Ảnh minh họa từ Coralcoe.org.au)
T.VY

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
