Indonesia muốn tận dụng núi lửa để làm điện

Chính phủ Indonesia vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tận dụng nguồn nhiệt năng khổng lồ trong các núi lửa trên khắp đất nước để sản xuất điện.

Indonesia muốn tận dụng núi lửa để làm điện

Núi lửa Merapi tại Indonesia phun trào vào năm 2006. Ảnh: New York Times.

Trên hàng chục nghìn hòn đảo trải dài từ Ấn Độ Dương tới Thái Bình Dương, Indonesia có vài trăm núi lửa. Theo AFP, giới khoa học cho rằng nước này sở hữu tới 40% nguồn địa nhiệt của trái đất.

Nhưng từ trước tới nay Indonesia mới chỉ khai thác được một phần nguồn địa nhiệt. Vì thế chính phủ muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư, Ngân hàng Thế giới và các nước đối tác như Mỹ, Nhật Bản nhằm khai thách nguồn nhiệt năng khổng lồ dưới lòng đất. AFP cho biết, hiện tại Indonesia sản xuất được 1.189 MW điện từ địa nhiệt và họ muốn tăng thêm 4.000 MW trước năm 2014.

“Đó thực sự là thách thức lớn”, ông Surya Darma, chủ tịch Hiệp hội Địa nhiệt Indonesia, bình luận.

Một trong những trở ngại lớn nhất là chi phí. Hiện tại Indonesia phụ thuộc vào những nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Với cùng công suất, một nhà máy sản xuất điện từ địa nhiệt sẽ “ngốn” khoản chi phí gấp đôi so với nhà máy điện dùng than.

Nhưng một khi quá trình xây dựng hoàn tất, nhà máy địa nhiệt có thể biến nguồn nhiệt vô tận của núi lửa thành điện với chi phí thấp hơn – và xả ít khí thải hơn – so với than đá.

Vấn đề nói trên được chính phủ Indonesia đưa ra trong phiên khai mạc hội nghị Địa nhiệt thế giới trên đảo Bali hôm qua. Hội nghị này kéo dài trong 6 ngày. Khoảng 2.000 đại biểu từ hơn 80 quốc gia tới Indonesia để dự hội nghị.

“Chúng ta cần một khoản đầu tư 12 tỷ USD để có thêm 4.000 MW điện từ địa nhiệt. Quá trình thăm dò thực địa có thể kéo dài từ 3 tới 5 năm, nghiên cứu khả thi cần một năm, còn việc xây dựng nhà máy mất chừng 3 năm”, Herman Darnel Ibrahim, một nhà phân tích năng lượng của Indonesia, phát biểu.

Dù chiếm tới 40% nguồn địa nhiệt của thế giới, Indonesia vẫn chưa thể sánh được với Mỹ và Philippines về khả năng khai thác nguồn năng lượng dồi dào này. Hiện tại Indonesia mới chỉ khai thác 7 nguồn địa nhiệt trong số 250 địa điểm có thể khai thác.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Indonesia khiến chính phủ ngày càng quan tâm hơn tới địa nhiệt. Quốc đảo này có tới 234 triệu dân nhưng 35% trong số đó chưa tiếp cận được với điện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News