Indonesia nhờ Nga, Nhật giúp khống chế cháy gây mù khô
Tổng thống Indonesia đề nghị 4 nước, trong đó có Nga và Nhật Bản giúp dập đám cháy khiến khói mù khô dày đặc trải rộng khắp khu vực suốt nhiều tuần qua.
Indonesia kêu gọi giúp đỡ dập tắt đám cháy gây khói mù khô
"Chúng tôi đã đề nghị giúp đỡ và đã nhận được sự giúp đỡ từ Singapore", Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay cho biết trong thông cáo, và thêm rằng ông cũng muốn nhờ Nga, Malaysia và Nhật giúp. "Chúng tôi hy vọng việc này sẽ đẩy nhanh quá trình vì cháy trên đất than bùn khác với những vụ cháy rừng bình thường", Reuters dẫn lời ông nói.
Indonesia trước đó liên tục từ chối đề nghị giúp đỡ của các nước nhằm đối phó với khói mù. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc các công ty đốt rừng để khai phá đất trồng cây cọ dầu và các đồn điền phục vụ ngành công nghiệp gỗ, bột giấy trên đảo Sumatra và đảo Borneo. Đám cháy giúp đốt cây cỏ, nhưng lửa âm ỉ nhiều tuần liền trong những mỏ than bùn ngầm dưới đất.
Một người đàn ông Indonesia dập lửa ở tỉnh Nam Sumatra. (Ảnh: AFP).
Tổng thống Widodo không nói Singapore đã giúp đỡ Indonesia như thế nào, nhưng cho biết ông cần ít nhất ba máy bay của Singapore và Nga. "Thứ chúng tôi đang cần là các máy bay có thể mang được từ 12 - 15 tấn nước, không phải loại chỉ chở được hai - ba tấn như chúng tôi đang có", ông nói.
Khói mù khô đã đẩy ô nhiễm lên cấp nguy hiểm ở khắp các khu vực tại Indonesia, Malaysia, Singapore và miền nam Thái Lan, làm gián đoạn nhiều chuyến bay và trường học phải đóng cửa trong những ngày điều kiện môi trường xấu. Tại Việt Nam, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cũng xác định hiện tượng này diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ.
Indonesia nhiều lần bác bỏ những lời than phiền, đồng thời tuyên bố sẽ hành động để ngăn chặn việc đốt rừng, nhưng năm này qua năm khác, vấn đề tái diễn trong mùa khô. Tình trạng ô nhiễm năm nay càng trở nên tồi tệ do hiện tượng El Nino khiến điều kiện khô hạn bất thường.
Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia tuần trước cho biết họ hy vọng mưa sẽ đổ xuống, giúp dập lửa trong khoảng đầu tháng 11, khi bắt đầu có gió mùa đông bắc.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
