Indonesia phát hiện ADN nguyên vẹn của người sống cách đây 7.200 năm
Bộ xương của người săn bắn, hái lượm được tìm thấy trong hang động Leang Panninge, Indonesia đã làm sáng tỏ quá trình di cư của loài người cổ đại.
Hài cốt với biệt danh Bessé được phát hiện trong hang động Leang Panninge trên đảo Sulawesi của Indonesia. Các cuộc khai quật ban đầu được thực hiện vào năm 2015, theo Guardian.
Giáo sư Adam Brumm của Đại học Griffith, một trong những người dẫn dắt cuộc nghiên cứu, cho biết ADN nguyên vẹn là một phát hiện hiếm thấy.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature. Đây được cho là lần đầu tiên ADN của người cổ đại được phát hiện ở Wallacea, chuỗi đảo và đảo san hô rộng lớn ở đại dương giữa lục địa châu Á và Australia.
Bộ xương của người phụ nữ Toalean cổ đại được tìm thấy trong một hố chôn ở hang động Leang Panninge của Indonesia. (Ảnh: Guardian).
Ông Brumm cho biết: “Các vùng nhiệt đới ẩm rất khó bảo quản ADN trong xương và răng của người cổ đại. Chỉ có một hoặc hai bộ xương thời tiền đồ đá mới có ADN cổ đại ở lục địa Đông Nam Á”.
“Ở những nơi khác trên thế giới - vĩ độ bắc của châu Âu, châu Mỹ - phân tích DNA cổ đại đang mang đến cuộc cách mạng về sự hiểu biết của chúng ta về câu chuyện thời kỳ đầu của loài người: Sự đa dạng di truyền của người cổ đại, sự di chuyển dân số, lịch sử nhân khẩu học”.
Các nhà nghiên cứu mô tả Bessé như một "hóa thạch di truyền". Ông Brumm cho biết, việc giải trình tự gene cho thấy cô có một lịch sử tổ tiên độc nhất, không giống bất kỳ ai sống ngày nay hoặc người đến từ quá khứ cổ đại.
Khoảng một nửa cấu tạo gene của Bessé tương tự người Australia bản địa ngày nay, người từ New Guinea và các đảo Tây Thái Bình Dương.
Ông Brumm cho biết: “Tổ tiên của cô ấy sẽ là một phần trong làn sóng di cư ban đầu của người nguyên thủy từ lục địa châu Á qua Wallacean rồi tới Sahul, vùng đất kết hợp giữa kỷ băng hà của Australia và New Guinea”.
Đáng ngạc nhiên, ADN của Bessé cũng cho thấy mối liên hệ cổ xưa với Đông Á. Điều này đã đặt ra dấu hỏi về hiểu biết của chúng ta về dòng thời gian di cư đến Wallacea.
"Nếu chúng ta tìm thấy tổ tiên châu Á từ một người săn bắn hái lượm sống hàng nghìn năm trước khi những người thời kỳ đồ đá mới đến từ Đài Loan, điều đó cho thấy sự di cư sớm hơn của người châu Á đến khu vực này”, ông Brumm cho biết.
Bessé cũng là bộ xương đầu tiên được biết đến thuộc nền văn hóa Toalean, một nhóm người săn bắn hái lượm sống ở Nam Sulawesi từ 1.500 đến 8.000 năm trước.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
