Indonesia phục hồi 50% diện tích san hô bị hủy hoại

Theo Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia, Sharief Cicip Sutardjo, gần 50% diện tích các rạn san hô bị hủy hoại ở Indonesia, chiếm tới 67% tổng diện tích các rạn san hô của nước này, đã được phục hồi.

>>> Mỹ-Indonesia bảo vệ đa dạng sinh học tam giác san hô


Những loại san hô khác nhau tại khu vực Tam giác san hô.

Bộ trưởng Sharief Cicip Sutardjo nói rằng kết quả nói trên đạt được là nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp, nhất là các cấp quản lý cơ sở của Bộ Biển và Nghề cá, với sự phối hợp và giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới (WB), thực hiện Chương trình Phục hối và Quản lý các rạn san hô (Coremap) từ cách đây 5 năm.

Ông Sharief Cicip Sutardjo cho biết tiến trình phục hồi các rạn san hô bị hủy hoại không hề dễ dàng, song kết quả đạt được rất đáng khích lệ, một phần còn nhờ chương trình Coremap phù hợp với kế hoạch phát triển nền kinh tế "xanh" của chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Trong khuôn khổ nỗ lực nói trên, Indonesia cũng đã thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với Malaysia, Brunei Darussalam, Philippines, Thái Lan và Timor Leste để bảo vệ khu vực Tam giác San hô vẫn được mệnh danh là "Lá phổi của biển" hay “Amazon biển", và chương trình Coremap đã được Chính phủ Mỹ và Australia hỗ trợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News