Indonesia tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học

Hiệp hội nông dân Indonesia (KTNA) đã kêu gọi chính phủ nước này tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất trong bối cảnh những biến động bất thường của khí hậu tác động ngày càng lớn tới cây trồng và mùa màng.

Chủ tịch KTNA Winarno Tohir cho biết, ngành nông nghiệp Indonesia đang đối mặt với tình trạng thời tiết biến động bất thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.

Do đó, ngành phải tăng cường áp dụng các công nghệ tiến tiến, nhất là công nghệ sinh học để có thể khắc phục và vượt qua những ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Indonesia tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học
Ảnh: denver.cbslocal.com

Ông Winarno Tohir nhấn mạnh, các trường đại học có nhiều sáng kiến và các công trình nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp song vẫn chưa đi vào thực tế và đến được với người nông dân vì nhiều rào cản khác nhau, trong đó có cả các quy định về thủ tục hành chính.

Trong khi đó, nông dân đang mong đợi công nghệ sinh học có thể được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi, giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu được hạn hán hoặc úng nước, đặc biệt là có thể lai tạo các giống cây có thể trồng được trên đất than bùn hoặc vùng ven biển, đồng thời nâng cao chất lượng cây trồng và giảm thời gian canh tác, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và trồng trọt cũng sẽ đóng góp tích cực cho môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính .

Tổng vụ trưởng Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Indonesia, Udhoro Kasih Anggoro có cùng quan điểm với hội nông dân và lưu ý rằng công nghệ sinh học còn có thể giúp Indonesia tự bảo đảm lương thực và vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Tuy nhiên, ông khẳng định việc áp dụng công nghệ sinh học không được phép bỏ qua các vấn đề quan trọng là an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường, trong đó các giống mới biến đổi gene chỉ có thể được áp dụng nếu các sản phẩm biến đổi gene đảm bảo an toàn sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News