Internet vệ tinh sẽ có bước nhảy vọt vào năm 2012
Internet băng thông rộng thông qua vệ tinh sẽ có một bước phát triển mới vào năm 2012 khi HughesNet, một trong hai nhà cung cấp chính tại Mỹ phóng vệ tinh thế hệ mới.
Vệ tinh mới mang tên Jupiter truyền những số liệu nhanh hơn vệ tinh Spaceway hiện nay và hàng loạt các bộ tiếp sóng (transponder), sẽ hoạt động trên quỹ đạo. Tốc độ và giá thuê bao chưa đề cập đến, chỉ biết tốc độ tải về (download) là 20 megabit/giây cao gấp 10 lần tốc độ hiện nay và tất nhiên giá thuê bao cũng phải thay đổi.
Ăng ten chảo HughesNet trên nóc một ngôi nhà nông thôn.
Đây là tin vui với trên 10 triệu người Mỹ chưa được truy cập Internet tốc độ cao, thường quy định là 256 kilobit/giây và theo Uỷ ban Viễn thông liên bang Mỹ thì với hệ thống mới mọi người đều có thể tải xuống với tốc độ 4 megabit/giây và tải lên (upload) với tốc độ 1 megabit/giây. HughesNet dự tính đối tượng phục vụ sẽ nhằm vào các gia đình ngoài phạm vi các thành phố lớn.
Chúng ta thường nghe nói đến radio vệ tinh, tivi vệ tinh nhưng nhiều người chưa nghe nói Internet vệ tinh. So với các dịch vụ khác Internet vệ tinh hiện nay vẫn còn là một thị trường khép kín chỉ khoảng 1 triệu người thuê bao và 1% thị trường Internet băng thông rộng. Ngược lại, TV vệ tinh ở Mỹ chiếm 1/3 thị trường TV trả tiền (ước 30 triệu thuê bao) và radio vệ tinh có 20 triệu thính giả.
Internet vệ tinh không thể cạnh tranh với các phương tiện băng thông rộng truyền tải dưới mặt đất như đường cáp và đường thuê bao số. Song HughesNet – nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất với hơn 550.000 thuê bao – và đối thủ cạnh tranh của nó là WildBlue sẽ phải giành giật nhau đối tượng khách hàng là những người luôn bực bội với cách kết nôi dial-up quá chậm chạp. Đối với nhiều người Mỹ ở nông thôn thì phương pháp quay số (dial-up) kiểu các trường học vẫn là cách truy cập Internet duy nhất của họ.
Các công ty cáp và điện thoại, những nhà cung cấp băng thông rộng truyền thống không chịu đầu tư thêm cơ sở hạ tầng băng thông rộng cho những vùng thưa dân vì không có hiệu quả kinh tế. “Chúng tôi sẽ lấp đầy khoảng trống ở những nới các công ty trên chưa phục vụ hoặc phục vụ rất kém” – ông Peter Gulla, Phó chủ tịch Tập đoàn HughesNet đưa ra giải pháp. “Đó là những vùng nông thôn và miền núi xa xôi, hẻo lánh mà đường dây chưa đạt đến”.
Yêu cầu kỹ thuật của Internet vệ tinh là một chiếc ăngten chảo lắp đặt ngay trên mái nhà để gửi đi và nhận về các tín hiệu. Sóng Internet phát từ vệ tinh địa tĩnh bay trên quỹ đạo phía trên xích đạo 36.000 km.
Để xây dựng Internet vệ tinh, Tập đoàn HughesNet đã đầu tư bằng cách vay nợ 115 triệu đôla từ ngân hàng và công ty phóng vệ tinh. Họ hy vọng sẽ có 11 triệu thuê bao, gồm những người bỏ các dịch vụ cũ để đến với họ, chủ yếu là vùng nông thôn và những đối tượng thuê bao mới ở những vùng sâu vùng xa, mà đường dây chưa đi đến được. Chính phủ Mỹ cũng tài trợ cho họ một gói 58,7 triệu đôla như một phần kích thích các hoạt động đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
