Israel đột phá trong phương pháp phát hiện ung thư tuyến giáp

Các nhà nghiên cứu đã phân biệt được những đặc điểm khác nhau của các phân tử ARN không mã hóa trong tế bào tuyến giáp lành tính và ác tính, qua đó phân biệt được u lành tính và u ác tính.

Theo phóng viên tại Israel, các bác sĩ thuộc Trung tâm Y tế Đại học Hadassah đã nghiên cứu thành công phương pháp mới có tính đột phá trong phát hiện ung thư tuyến giáp với độ chính xác lên tới 94%.


Giải phẫu tuyến giáp và tuyến cận giáp. (Nguồn: Bệnh viện K).

Dự án nghiên cứu trên do Tiến sỹ Haggi Mazeh - Trưởng khoa Phẫu thuật đa khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Hadassah - làm chủ nhiệm và đã được đăng trên Tạp chí Ung thư, Dịch tễ, Chỉ dấu sinh học và Phòng ngừa.

Theo Tiến sỹ Mazeh, tuyến giáp chịu trách nhiệm về trao đổi chất, điều tiết nhiệt độ và nhiều chức năng khác trong cơ thể con người, nhưng tại tuyến giáp thường phát triển các cục u nhỏ hoặc các nốt cứng sần sùi, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Trong một số trường hợp, cần thực hiện sinh thiết để xác định các u nhỏ này là lành tính hay ác tính. Sinh thiết tuyến giáp được thực hiện qua việc chọc hút tế bào bằng một chiếc kim nhỏ. Tuy nhiên, mũi kim rất nhỏ nên mẫu xét nghiệm ít, theo đó xác suất không chính xác lên tới 30%.

Trong giai đoạn nghiên cứu đầu tiên do Trung tâm Y tế Đại học Hadassah tiến hành, 274 mẫu xét nghiệm được lấy từ bệnh nhân, bao gồm cả mẫu xét nghiệm lành tính và ác tính.

Các nhà nghiên cứu đã phân biệt được những đặc điểm khác nhau của các phân tử ARN không mã hóa trong tế bào tuyến giáp lành tính và ác tính, qua đó phân biệt được u lành tính và u ác tính. Theo Tiến sỹ Mazeh, mức độ chính xác của phương pháp này lên tới 94%.

Tiến sỹ Mazeh nêu rõ kết quả chính xác trong xét nghiệm ung thư tuyến giáp có thể giúp bệnh nhân và bác sỹ quyết định có cần phẫu thuật để loại bỏ khối u tuyến giáp hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Đăng ngày: 05/03/2025
Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?

Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Đăng ngày: 02/03/2025
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy bạn cần nhớ

7 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy bạn cần nhớ

Tỏi, nấm, raubina, súp lơ xanh, khoai lang, sữa chua và quả anh đào là những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư tụy hiệu quả.

Đăng ngày: 22/12/2020
Chỉ một thao tác đơn giản với ngón tay có thể biết mình có mắc ung thư phổi hay không

Chỉ một thao tác đơn giản với ngón tay có thể biết mình có mắc ung thư phổi hay không

Theo chuyên gia, có một các kiểm tra ngón tay đơn giản, có thể tiết lộ nếu bạn bị ung thư phổi. Đó chính là phương pháp "cửa sổ Schamroth" (Schamroth window).

Đăng ngày: 18/08/2020
Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đăng ngày: 28/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News