ISS vứt khối rác vũ trụ nặng nhất từ trước đến nay

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thải ra khối rác vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay, đó là phần bệ nặng 2,9 tấn của 48 tấm pin nickel - hydro.

Cánh tay robot gắn liền với ISS vứt khối rác ở độ cao 426 km so với bề mặt Trái đất. Theo dự kiến, khối rác sẽ trải qua 2 - 4 năm trôi nổi trong quỹ đạo thấp của Trái đất trước khi bốc cháy trong khí quyển. Tuy nhiên, NASA không có dữ liệu cho biết bao nhiêu mảnh vỡ còn sót lại sau quá trình hồi quyển, theo chuyên gia truyền thông Leah Cheshier. Vứt bệ của bộ pin không phải kế hoạch ban đầu. Khối rác đáng lẽ được đưa trở về Trái đất trên phương tiện H-II Transfer Vehicle (HTV) của Nhật Bản. Nhưng kế hoạch bị hoãn vào năm ngoái do tàu Soyuz phóng thất bại gây ảnh hưởng tới lịch trình đi bộ không gian.

ISS vứt khối rác vũ trụ nặng nhất từ trước đến nay
Khối rác vũ trụ sau khi vứt khỏi trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Khối rác đang di chuyển ở tốc độ 7,7km/h và khó tồn tại trước nhiệt độ cực hạn khi bay qua khí quyển Trái đất. Các chuyên gia NASA cho rằng đây không phải là mối đe dọa với con người. Theo Cheshier, bệ của bộ pin là vật thể lớn nhất về mặt khối lượng từng bị ném ra từ trạm ISS, nặng 2,9 tấn, gấp đôi khối lượng trung bình của hệ thống Early Ammonia Servicing System mà phi hành gia Clay Anderson vứt bỏ trong nhiệm vụ STS-118 năm 2007.

NASA bắt đầu thay thế 48 tấm pin nickel - hydro bằng 24 tấm pin lithium - ion vào năm 2016, lần thay thế cuối cùng diễn ra năm ngoái. Mật độ năng lượng lớn hơn của công nghệ pin lithium - ion giúp giảm số lượng tấm pin, đòi hỏi số lần chở hàng ít hơn, NASA cho biết.

Pin lithium - ion được chọn sau khi kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của nó trên Trái đất. Loại pin này được thiết kế để chịu nhiệt độ cực cao. Các tấm pin lithium - ion trên ISS cũng sử dụng tấm chắn bức xạ, được phát triển lần đầu tiên cho động cơ tên lửa, giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng quá nhiệt.

Năm 2016, NASA bắt đầu nâng cấp pin trên trạm ISS bằng tàu chở hàng HTV. 13 phi hành gia khác nhau đã tiến hành tổng cộng 14 chuyến đi bộ không gian trong gần 5 năm để hoàn thành công tác thay thế pin. Khối rác nặng 2,9 tấn từ bệ của bộ pin sẽ nằm trong số 34.000 mẩu rác vũ trụ có đường kính lớn hơn 10 cm trên quỹ đạo Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người Nhật thường ngủ không cần giường?

Tại sao người Nhật thường ngủ không cần giường?

Hóa ra ngủ dưới sàn nhà cũng có thể giúp bạn thu về hàng loạt lợi ích tốt cho sức khỏe đó nhé!

Đăng ngày: 16/03/2021
Phát hiện hành tinh tiềm năng nóng 3.000 độ C

Phát hiện hành tinh tiềm năng nóng 3.000 độ C

Hệ sao Vega (Chức Nữ) có thể chứa một hành tinh lớn tương đương sao Hải Vương và hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ trong 2,5 ngày.

Đăng ngày: 16/03/2021
Siêu hố đen di chuyển với tốc độ 177.000km/h

Siêu hố đen di chuyển với tốc độ 177.000km/h

Hố đen nặng gấp 3 triệu lần Mặt Trời trong thiên hà J0437+2456 có thể là kết quả của một vụ sáp nhập hoặc thuộc một hệ hố đen đôi.

Đăng ngày: 15/03/2021
Nga thả kính viễn vọng xuống hồ Baikal để nghiên cứu vũ trụ

Nga thả kính viễn vọng xuống hồ Baikal để nghiên cứu vũ trụ

Các nhà khoa học Nga ngày 13-3 đã thả một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới xuống hồ Baikal để quan sát vũ trụ cũng như làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối.

Đăng ngày: 15/03/2021
CIA giải mật tài liệu liên quan

CIA giải mật tài liệu liên quan "xuyên không thời gian" bằng… tâm trí

Năm 1983, CIA đã viết một báo cáo khó hiểu có tiêu đề tạm dịch là " Trải nghiệm Cổng vào", tuyên bố rằng trạng thái ý thức bị thay đổi của con người có thể vượt qua không gian và thời gian.

Đăng ngày: 14/03/2021
Bất ngờ với thời tiết khắc nghiệt ở Cận Tinh

Bất ngờ với thời tiết khắc nghiệt ở Cận Tinh

Các nhà thiên văn đã nghi ngờ những hành tinh như Cận Tinh b có thể là ngôi nhà nguy hiểm cho sự sống. Bởi, những hành tinh này rất gần với các ngôi sao chủ của chúng.

Đăng ngày: 13/03/2021
Các nhà khoa học muốn đưa 6,7 triệu mẫu tinh dịch lên Mặt trăng

Các nhà khoa học muốn đưa 6,7 triệu mẫu tinh dịch lên Mặt trăng

Đây là ý tưởng về một phi thuyền lớn chứa tinh dịch con người lên Mặt trăng, như " biện pháp dự phòng" cho nhân loại trong trường hợp Trái đất gặp thảm họa.

Đăng ngày: 13/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News