Italy: Động đất 6,2 độ Richter, gần như toàn bộ thị trấn bị phá hủy hoàn toàn
Trận động đất mạnh 6,2 độ Richter sáng 24/8 đã phá hủy gần như hoàn toàn một thị trấn ở miền Trung Italy. Theo thông tin ban đầu, ít nhất 6 người đã chết trong vụ động đất này.
Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, trận động đất đã xảy ra tại thị trấn Armatrice, cách trung tâm thành phố Perugia 76km về phía Đông Nam lúc 3h36 giờ địa phương (sáng nay theo giờ Hà Nội). Tâm chấn của trận động đất cách mặt đất 10km.
Vị trí nơi xảy ra động đất.
Armatrice là thị trấn nhỏ ở miền Trung Italy với diện tích khoảng 174km2 với dân số khoảng hơn 3.000 người.
Chia sẻ trên kênh truyền hình Italy, một quan chức địa phương cho biết: "Một nửa thị trấn đã biến mất".
Tại Rome, cách tâm chấn của trận động đất khoảng 170km, một vài tòa nhà cũng đã rung lắc trong khoảng 20 giây. Người dân ở Rome cũng cảm nhận được rung lắc, ảnh hưởng của trận động đất.
Hình ảnh hiện trường vụ động đất. Rất nhiều tòa nhà đã bị sụp đổ.
Thị trưởng Sergio Pirozzi của thị trấn Amatrice nói với kênh truyền hình quốc gia RAI "Các tuyến đường ra vào thị trấn đã bị cắt đứt. Một nửa thị trấn đã biến mất. Nhiều người vẫn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát. Đã xảy ra lở đất và một cây cầu có thể bị sập".
Cơ quan bảo vệ người dân của Italy nhận xét vụ động đất vô cùng "nghiêm trọng". Ngoài Armatrice, thị trấn Accumoli cũng bị ảnh hưởng nặng bởi động đất.
Ngay khi nhận được tin báo, Thủ tướng Italy đã liên lạc với các lực lượng chức năng để nhanh chóng đối phó với tình hình và khẩn trương giải cứu những người gặp nạn. Theo thông tin ban đầu, ít nhất 6 người đã chết trong vụ động đất này.
Một tiếng sau khi trận động đất xảy ra, khu vực này lại tiếp tục hứng chịu một cơn dư chấn mạnh 5,5 độ Richter.
Trước đó, vào năm 2009, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter cũng đã xảy ra tại trung tâm thành phố L'Aquila khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Một số hình ảnh tại hiện trường:
Nhiều căn nhà sụp đổ.
Người dân bàng hoàng trước thảm kịch.
Những ngôi nhà tan hoang sau trận động đất.
Những ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
