Karl Landsteiner trên doodle google ngày 14/6 là ai?

Theo wikipedia, Karl Landsteiner sinh ngày 14/6/1868, được biết đến vào năm 1902 khi trình bày một hệ thống mới cho việc phân loại nhóm máu từ những phát hiện của ông về sự hiện diện của những ngưng kết tố trong máu. Đến năm 1930 ông đã nhận giải Nobel trong lĩnh vực sinh lý và y học.

Karl Landsteiner trên doodle google ngày 14/6 là ai?
Karl Landsteiner - cha đẻ của y học truyền máu

Cùng với Alexander S. Wiener ông đã tìm ra yếu tố rhesus vào năm 1937.

Karl Landsteiner cũng là người vinh dự được nhận giải thưởng Lasker năm 1946. Karl sinh ra trong gia đình có bố là tiến sĩ luật, đồng thời là một ký giả và chủ bút nổi tiếng. Bố ông đã mất khi Karl chỉ mới 6 tuổi. Karl được mẹ nuôi dưỡng, Fanny Hess, người mà ông tôn thờ đến mức đã treo tấm mạng che trên mặt thi hài của bà trên tường mãi cho đến khi ông chết.

Sau khi rời trường phổ thông, Landsteiner theo học y khoa tại Đại học Áo, tốt nghiệp năm 1891. Ngay khi còn là sinh viên ông đã bắt đầu các nghiên cứu hóa sinh và vào năm 1891 ông công bố luận văn về tác động của chế độ ăn lên thành phần của máu (blood ash).

Để gia tăng thêm nữa hiểu biết về hóa học ông sử dụng 5 năm tiếp theo để nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của Arthur Rudolf Hantzsch ở Zürich, Hermann Emil Fischer ở Würzburg và Eugen Bamberger ở München. Trở lại Wien, Landsteiner tổng hợp các nghiên cứu của mình tại Bệnh viện đa khoa Wien.

Năm 1896 ông trở thành phụ tá cho Max von Gruber ở Hygiene Institute tại Wien. Mặc dù trong thời gian này ông bị thu hút bởi cơ chế của hệ thống miễn dịch và bản chất của kháng thể.

Từ năm 1898 đến 1908 ông giữ vai trò của một phụ tá ở Học viện Giải phẫu bệnh ở Wien, người đứng đầu ở đó là giáo sư Anton Weichselbaum, người đã khám phá ra nguyên nhân vi khuẩn của bệnh viêm màng não và cùng với Albert Fraenkel đã phát hiện ra phế cầu khuẩn.

Tại đây Landsteiner tiếp tục công việc về sinh lý bệnh hơn là giải phẫu bệnh, bất chấp sự chỉ trích của những người khác trong viện. Năm 1908 Weichselbaum nghi ngờ về sự bổ nhiệm ông như là trợ lý giải phẫu tại Wilhelminaspital ở Wienn, nơi ông ta tại vị cho đến năm 1919.

Năm 1911 ông trở thành Giáo sư Giải phẫu bệnh ở Đại học Wien với một mức lương không tương xứng. Năm 1919, sau hai mươi năm làm việc trong ngành giải phẫu bệnh, Landsteiner cùng với các cộng sự mới công bố nhiều báo cáo về những phát hiện của ông về giải phẫu bệnhmiễn dịch.

Ông tìm ra những sự thật mới về yếu tố miễn dịch của bệnh giang mai, bổ sung vào những hiểu biết của phản ứng Wassermann, và khám phá ra yếu tố miễn dịch mà ông đặt tên là hapten.

Karl Landsteiner trên doodle google ngày 14/6 là ai?
Karl Landsteiner

Karl tạo ra những đóng góp cơ bản vào hiểu biết của chúng ta về huyết cầu tố niệu kịch phát. Ông cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của bệnh bại liệt có thể truyền cho khỉ bằng cách tiêm cho chúng chất được chuẩn bị từ việc nghiền tủy sống của đứa trẻ vừa chết do bại liệt, và do ở Wien thiếu khỉ cho những nghiên cứu xa hơn, ông đến Viện Pasteur ở Paris, nơi khỉ sẵn có. Công việc của ông ở đây, cùng với những nghiên cứu độc lập của Flexner và Lewis, đã đưa đến những hiểu biết nền tảng của chúng ta về nguyên nhân miễn dịch của bệnh bại liệt.

Vì sự nghiên cứu bệnh bại liệt, ông được quyết định đưa vào Polio Hall of Fame ở Warm Springs, Georgia sau khi mất vào tháng 1/1958.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News