Kế hoạch rải bột sắt xuống Thái Bình Dương ngăn biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đề xuất một giải pháp gây tranh cãi để chống biến đổi khí hậu là rải bột sắt trên diện tích rộng ở Thái Bình Dương.
Kỹ thuật mang tên bón sắt cho đại dương (OIF) nhằm kích thích sự phát triển của một loại thực vật nhỏ trên biển gọi là thực vật phù du, chuyên tiêu thụ carbon dioxide và giữ lại khí này trong nước. Mô hình máy tính cho thấy bằng cách đổ hai triệu tấn bột sắt xuống biển mỗi năm, con người có thể loại bỏ gần 50 tỷ tấn carbon dioxide vào năm 2100. Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch đổ sắt trên vùng biển rộng 9.842km2 ở đông bắc Thái Bình Dương vào năm 2026, theo Mail.
Thực vật phù du phát triển ở phía nam đảo Vancouver. (Ảnh: NOAA).
Một nhóm nhà khoa học ở tổ chức phi lợi nhuận Exploring Ocean Iron Solutions (ExOIS) đang khám phá khả năng phân tán sắt sulfate ở những khu vực nghèo dưỡng chất, bao gồm khu vực đông bắc Thái Bình Dương trải dài từ vùng ven biển phía tây Bắc và Nam Mỹ với vùng ven biển phía đông châu Á và mở rộng lên Bắc Cực. Thông qua phân phối sắt ở các khu vực đó, nhà khoa học có thể tăng cường sự phát triển của thực vật phù du, tách carbon dioxide khỏi khí quyển trong nhiều năm tới. Điều này rất quan trọng nhằm loại bỏ CO2 trong môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm lượng khí nhà kính giải phóng vào khí quyển.
Khoảng 40 tỷ tấn carbon dioxide giải phóng vào khí quyển mỗi năm, trong đó đại dương hấp thụ khoảng 30%. Nhóm nghiên cứu hy vọng với việc phân phối sắt sulfate trên biển, họ sẽ giúp giới hạn sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, những người phản đối cảnh báo sắt có thể làm mất đi dưỡng chất cho sinh vật biển, xóa sổ một phần mạng lưới thức ăn trong đại dương. Nhưng kế hoạch vẫn tiến triển với mốc thời gian 2 năm nữa.
Các nhà khoa học hiện nay đang tìm cách biến đổi sắt thành bột để có thể dễ dàng hòa tan trong nước và phân tán ở khu vực mục tiêu. Khi sắt hòa tan, nó đóng vai trò như chất kích thích thực vật phù du lớn nhanh, đôi khi trong vòng vài ngày. Dưỡng chất tăng cường khả năng quang hợp của loài cây nhỏ li ti này gấp 30 lần so với thông thường. Khi thực vật phù du chết, CO2 mà cây hấp thụ sẽ chìm xuống đáy biển, ngăn nó thoát vào khí quyển.
Hàng chục thí nghiệm được tiến hành vào những năm 1990 và 2000 bao gồm thí nghiệm tiến hành ở đông bắc Thái Bình Dương năm 2006 khiến thực vật phù du phát triển thành công. Tuy nhiên, một số nhà khoa học bày tỏ lo ngại OIF có thể tác động tiêu cực tới một phần hệ sinh thái. Theo chuyên gia về biển sâu Lisa Levin, nhiều khả năng bón sắt sẽ gây ra tác động mà chúng ta chưa thực sự hiểu rõ. Họ lo ngại OIF có thể tạo ra vùng chết cho phép tảo nở hoa và tiêu thụ tất cả oxy trong nước, giết chết mọi sinh vật khác.
Trước khi nhóm nghiên cứu có thể bắt đầu kế hoạch, họ cần kêu gọi 160 triệu USD kinh phí cho chương trình. Tính đến nay, nhóm nghiên cứu mới nhận được 2 triệu USD từ Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ. Họ cũng cần xin giấy phép từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ để tiến hành thử nghiệm sau lệnh cấm quốc tế không cho phép tiến hành OIF vì mục đích thương mại được ban hành vào năm 2013.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?
