"Kẻ thù" tiềm ẩn trong mỗi chiếc bánh trung thu

Bánh trung thu rất ngọt, nhiều năng lượng, người bệnh mãn tính liên quan dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì hay biếng ăn thì không nên ăn.

Bánh trung thu có rất nhiều đường và chất béo, cung cấp nhiều năng lượng. Thành phần dinh dưỡng của bánh trung thu như sau:

  • Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170g, cung cấp 566 kcal, 16,3g đạm, 6,6g lipid, 110,2g glucid
  • Một bánh dẻo một trứng đậu xanh khoảng 176g cung cấp 648 kcal (năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò).
  • Một cái bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid.
  • Một chiếc bánh nướng đậu xanh một trứng 176g cung cấp 648 kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.


Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn.

Đối tượng nên hạn chế ăn bánh trung thu

Trẻ thừa cân, béo phì

Bánh trung thu có rất nhiều đường và chất béo. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ càng béo càng thích ăn bánh trung thu. Nếu ăn quá nhiều, trẻ thừa cân béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường.

Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn. Khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Nếu ăn một nửa bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt khoảng một bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh. Nếu không giảm ăn thì cần đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

Trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn, khi ăn một miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính. Khi đấy trẻ càng chán ăn, gây suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, ăn bánh cũng khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật. Vì thế chỉ cho trẻ ăn một miếng (1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ.

Những người mắc bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng

Người mắc bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo, phải ăn rất hạn chế để kiểm soát bệnh.

Lượng chất béo trong một chiếc bánh trung thu bằng 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò hoặc phở gà. Phần lớn chất béo trong bánh từ thịt mỡ là loại chất béo no gây nhiều tác hại.

Lượng bột đường có trong một chiếc bánh dẻo hoặc một bánh nướng bằng 2-3 bát cơm (một bát cơm 258 g). Đường chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh.

Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Các vitamin trong bánh không nhiều, đồng thời khi chế biến và bảo quản cũng đã hao hụt đáng kể.

Người bị viêm da, mụn trứng cá

Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều bánh trung thu hàm lượng đường quá nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch và tiểu đường có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Người bị tiểu đường

Lượng đường trong một chiếc bánh trung thu là không nhỏ. Trong khi đó, tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố tiên quyết giúp bệnh nhân tiểu đường đẩy lùi tình trạng bệnh. Do đó, việc kiêng ăn bánh trung thu là điều cần thiết.

Nếu thật sự muốn cùng người thân thưởng thức món bánh truyền thống này trong dịp rằm, bạn nên điều chỉnh lại thực đơn. Hãy giảm tối đa lượng tinh bột và chất béo trong bữa cơm hằng ngày để bù lại cho lượng đường mà bánh trung thu mang tới.

Bệnh nhân cao huyết áp, mạch vành

Với lượng đường và chất béo cao, không quá khó hiểu khi bánh trung thu được đánh giá là không phù hợp với người bị bệnh cao huyết áp và tim mạch. Những người này nếu muốn kiểm soát lượng cholesterol và đường trong máu, tránh các tình huống xấu như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,… thì nên lưu ý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News