Kenya đau đầu tìm cách đối phó "xương rồng quỷ"

Khả năng bén rễ từ mọi bộ phận và lớp gai nhọn hoắt biến xương rồng Opuntia thành mối đe dọa đối với người dân, gia súc và động vật hoang dã.

Con voi đói lang thang trên đồng cỏ ở hạt Laikipia và tìm thấy món ăn vặt ưa thích là quả ngọt của một loại cây xương rồng xâm hại. Loài động vật có vú nguy cấp dừng lại và ăn quả, nhưng cũng nuốt cả những chiếc gai nhọn. Đám gai mắc vào miệng, thành ruột và dạ dày của nó. Không chỉ gây ra những vết áp xe đau đớn cho con vật, sự lan rộng của xương rồng còn thu hút nhiều voi tới gần nơi ở của con người, thúc đẩy xung đột giữa người và voi.

Kenya đau đầu tìm cách đối phó xương rồng quỷ
Xương rồng Opuntia mọc tràn lan. (Ảnh: CNN).

Opuntia hay còn gọi là xương rồng lê gai được những thực dân Anh đưa tới Kenya vào thập niên 1940 để trồng làm hàng rào sống, nhưng loài cây này mọc vượt tầm kiểm soát trong vài năm gần đây, đe dọa voi và nhiều động vật hoang dã khác, lan qua trang trại và đồn điền. Theo Trung tâm Nông nghiệp và Sinh học Quốc tế (CABI), Opuntia với biệt danh "xương rồng quỷ" đã mọc tràn lan trên hơn 500km2.

Nhà chức trách và người dân địa phương tiến hành cuộc chiến nhằm kiểm soát xương rồng Opuntia suốt vài năm, sử dụng dao rựa, máy xúc hoặc côn trùng ăn xương rồng, nhưng không thành công. Hiện nay, họ đang áp dụng công nghệ mới như tiêu hóa sinh học, drone và ứng dụng di động để kiểm soát cây xương rồng.

CABI ước tính nếu không kiểm soát, xương rồng xâm hại sẽ bao phủ 70% đồng cỏ tự nhiên của Kenya. Xương rồng Opuntia đặc biệt khó kiểm soát. Nếu chặt hoặc nhổ rễ, ngay cả những bộ phận nhỏ nhất của cây cũng có thể bén rễ và mọc trở lại. Lớp gai nhọn cũng khiến cho việc tiêu diệt loài cây xâm hại này trở nên vô cùng khó khăn, theo Arne Witt, điều phối viên vùng miền của CABI. "Nếu bạn loại bỏ cái cây và làm rơi hoa hoặc quả, nó sẽ bắt đầu mọc lại", Witt cho biết.

Xương rồng Opuntia còn lan xa hơn nhờ chim chóc và động vật như voi hoặc khỉ đầu chó. Các loài này thường ăn quả và phát tán hạt. Nếu mọc dày, cây xương rồng có thể khiến người dân không có lối vào nhà và gia súc không thể tiếp cận thức ăn. Một nghiên cứu vào năm 2017 của Witt phát hiện xương rồng Opuntia gây thiệt hại kinh tế lớn cho gần nửa hộ gia đình được khảo sát trên cả nước, do gia súc mất đi nguồn cỏ tự nhiên và có sức khỏe kém.

Theo Witt, kiểm soát bằng các biện pháp sinh học là cách tốt nhất để tiêu diệt xương rồng Opuntia, bao gồm thả rệp son ăn xương rồng. Đầu thập niên 1900, một khu vực rộng hơn 40.000km2 ở Australia từng bị ảnh hưởng bởi xương rồng Opuntia trước khi nhà chức trách dùng rệp son để kiểm soát.

Một cách khác là sử dụng loài cây này để sản xuất khí gas sinh học. Tom Silvester, CEO của Loisaba Conservancy cho biết, tổ chức bảo tồn động vật hoang dã này sử dụng 600kg xương rồng Opuntia một ngày để tạo khí gas dùng trong bếp của đội tuần tra chống săn trộm, giúp phục vụ 20-30 người. Loisaba cho rằng tiêu hóa sinh học có thể là giải pháp tạm thời để đối phó với cây Opuntia trước khi thả rệp son.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây biết đau khi bị cắt và rên rỉ khi không được tưới nước

Cây biết đau khi bị cắt và rên rỉ khi không được tưới nước

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng, cây cối cũng có cảm giác đau và phát ra tiếng rên rỉ khi không được tưới nước.

Đăng ngày: 15/12/2019
Nhện lạ sở hữu nọc độc cực mạnh khiến thịt thối rữa chỉ bằng một vết cắn

Nhện lạ sở hữu nọc độc cực mạnh khiến thịt thối rữa chỉ bằng một vết cắn

Các nhà khoa học phát hiện loài nhện lạ ở Mexico có nọc độc cực mạnh khiến thịt thối rữa bằng một vết cắn.

Đăng ngày: 13/12/2019
Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Đã có lúc côn trùng được xem là món ăn hảo hạng trong lịch sử loài người

Từ rất lâu, côn trùng trở thành một phần trong thực đơn truyền thống của con người, chúng đóng vai trò bữa ăn hàng ngày.

Đăng ngày: 12/12/2019
Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

Vi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) được xác định là tác nhân gây các bệnh ung thư, tiểu đường và Alzheimer ở người.

Đăng ngày: 12/12/2019
Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Vườn cây như thế nào sẽ thu hút được nhiều côn trùng?

Tiếng báo động đang vang lên về sự suy giảm toàn cầu của côn trùng! Các nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng các loài côn trùng đang giảm mạnh, do mất môi trường sống và thuốc trừ sâu.

Đăng ngày: 11/12/2019
Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Tấm ảnh khiến nhiều người rợn tóc tay, nhưng lại là tin cực kỳ vui với khoa học

Một con nhện đã đáng sợ. Giờ hãy tưởng tượng cũng con nhện đấy, nhưng có tới hàng chục con như thế đang bò lúc nhúc thì sao?

Đăng ngày: 09/12/2019
Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Loài côn trùng có khả năng sao chép 99,99% hình dáng lẫn chuyển động của chiếc lá

Việc phải đóng giả làm một chiếc lá mặc dù đã có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ như bạn nghĩ, bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất hết sức tài tình, hóa thân linh hoạt thành lá còn xanh hoặc lá đã rụng

Đăng ngày: 07/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News