Kết cục bất ngờ của bộ tộc từng thống trị trái đất

Số lượng thành viên của Khoisan, một bộ tộc nhỏ ở phía nam châu Phi, chỉ còn khoảng 100.000. Nhưng trước đây họ từng là bộ tộc có dân số lớn nhất trên địa cầu.

Lịch sử tiến hóa của loài người đã diễn ra trong hàng trăm nghìn năm, nhưng chỉ trong vòng 22.000 năm qua, các bộ lạc ở châu Phi đã trở thành những cộng đồng người lớn nhất thế giới. Khoisan, một bộ lạc trong số đó đã trở thành cộng đồng người lớn nhất. Họ thống trị cả châu Phi, châu Á lẫn châu Âu.

Kết cục bất ngờ của bộ tộc từng thống trị trái đất
Ngày nay người dân của bộ tộc Khoisan vẫn sống bằng hoạt động săn thú và hái lượm. (Ảnh: Corbis)

Tuy nhiên, thời hoàng kim của bộ tộc Khoisan nhanh chóng kết thúc bởi số lượng của họ giảm rất mạnh. Ngày nay tổng số người trong bộ lạc chỉ vào khoảng 100.000, trong khi dân số thế giới đã đạt con số 7 tỷ.

Cuộc sống của bộ lạc Khoisan không hề thay đổi trong hàng chục nghìn năm qua. Một nghiên cứu mà các nhà khoa học từ Mỹ, Singapore và Brazil công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy họ vẫn sinh tồn bằng hoạt động săn thú và hái lượm.

Bằng cách so sánh gần như tất cả gene của các thành viên bộ lạc Khoisan với gene của 1.462 người thuộc 48 nhóm dân tộc trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đàn ông Khoisan không hề kết hôn với phụ nữ bên ngoài bộ lạc trong khoảng 150.000 năm qua.

"Những người thuộc bộ lạc Khoisan luôn tự coi họ là những người cổ xưa nhất trái đất", Stephan Schuster, một nhà nghiên cứu của Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, phát biểu.

Stephan nói thêm rằng ông và các đồng nghiệp đã phân tích 420.000 biến thể gene để lấy dữ liệu. Kết quả phân tích cho thấy người Khoisan - đang cư trú ở phía nam châu Phi - chẳng những sở hữu bộ gene khác biệt so với người châu Âu, châu Á, mà còn khác biệt với mọi bộ lạc ở châu Phi.

"Nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy người Khoisan và phần còn lại của loài người từng có tổ tiên chung từ khoảng 150.000 năm trước. Vì vậy chúng tôi cảm thấy cực kỳ bất ngờ khi phát hiện ra rằng người Khoisan chỉ kết hôn với người cùng bộ tộc trong suốt 150.000 năm qua", Webb Miller, một nhà khoa học của Đại học Pennsylvania tại Mỹ, nói.

Webb nhận định rằng nền văn hóa và truyền thống của người Khoisan hiện nay khiến gene lạ không thể "xâm nhập" vào bộ gene của họ. Đàn ông Khoisan chỉ kết hôn với phụ nữ cùng bộ lạc, còn phụ nữ Khoisan sẽ rời khỏi bộ lạc nếu họ kết hôn với đàn ông ngoài bộ lạc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News