Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối

Các nhà sinh vật học công bố bằng chứng cho thấy mực Humboldt có thể giao tiếp bằng thị giác dưới vùng biển tối tăm nhờ khả năng phát sáng.

Ở vùng nước lạnh lẽo nằm sâu hơn 450 m dưới bề mặt Thái Bình Dương, hàng trăm con mực Humboldt - có kích thước bằng người trưởng thành - di chuyển theo đàn với khoảng cách giữa các thành viên luôn được duy trì, không bao giờ xảy ra va chạm hay tranh giành con mồi của nhau. Bằng cách nào mà chúng thiết lập được trật tự như vậy trong vùng biển tối, nơi hầu hết ánh sáng mặt trời không thể tiếp cận?

Khả năng giúp mực giao tiếp trong vùng biển tối
Mực Humboldt. (Ảnh: Phys).

Câu trả lời có trong nghiên cứu được công bố hôm 23/3, Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, có thể nằm ở khả năng giao tiếp bằng thị giác của các con vật. Các chuyên gia từ Đại học Stanford và Viện nghiên cứu Thủy cung vịnh Monterey (MBARI), Mỹ cho rằng mực Humboldt có thể sử dụng cơ quan đặc biệt trong cơ bắp để tạo ra ánh sáng, làm thay đổi sắc tố trên da. Các thành viên trong đàn sẽ sử dụng mô hình thay đổi này để báo hiệu cho nhau.

"Nhiều con mực sống ở vùng nước nông không có các cơ quan sản xuất ánh sáng, điều này cho thấy đây có thể là một đặc điểm tiến hóa", tác giả chính của nghiên cứu Benjamin Burford từ Đại học Stanford cho biết. "Để tồn tại dưới vùng biển sâu tối tăm, chúng cần khả năng phát sáng để tăng độ tương phản cho da, tạo thuận lợi cho việc giao tiếp bằng thị giác".

Hành vi giao tiếp của mực Humboldt gần như không thể nghiên cứu trong điều kiện nuôi nhốt, vì vậy các nhà sinh vật học đã phải sử dụng thiết bị lặn điều khiển từ xa (ROV) để tìm kiếm và ghi hình các con vật bên dưới vùng biển sâu ở ngoài khơi California.


Mực Humboldt săn mồi ở ngoài khơi California. (Video: MBARI).

Tuy nhiên, do cường độ đèn của ROV quá mạnh, máy ảnh không thể quan sát trực tiếp ánh sáng yếu mà mực Humboldt phát ra. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho hành vi giao tiếp bằng ánh sáng của chúng thông qua các phân tích giải phẫu trên một số con mực bị bắt.

Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, các nhà sinh vật học muốn cải tiến công nghệ ROV để có thể ghi hình trực tiếp hành vi phát sáng của mực Humboldt. Bên cạnh đó, họ có kế hoạch tạo ra "mực ảo" bằng ánh sáng và chiếu trước mặt những con mực thật để xem cách chúng phản ứng với các kiểu chuyển động khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Siêu năng lực" biến đổi gene của mực

Các nhà nghiên cứu phát hiện mực là sinh vật duy nhất có thể chỉnh sửa gene bên ngoài nhân tế bào thần kinh (neuron).

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "quái vật ăn xương" ở nơi sâu thẳm của Trái đất

Xác 3 con cá sấu đã bị đàn quái vật nhỏ bé dưới đáy đại dương nuốt chửng, cả xương cũng không còn.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Cá nhà táng được coi là một loài động vật khắp thế giới, có nghĩa là phạm vi của chúng trải rộng trên tất cả hoặc hầu hết thế giới trong các môi trường sống thích hợp.

Đăng ngày: 24/03/2020
Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Vùng nước ngọt khổng lồ được phát hiện sâu dưới đáy biển

Một khu bảo tồn nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía Nam của New Zealand, đây là nơi có thể giúp chống lại hạn hán cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/03/2020
Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Tưởng rong biển mắc lưỡi câu, hóa ra sinh vật biển kỳ dị có nọc cực độc

Trong lúc câu cá, một cô gái ở Mỹ đã bắt được sinh vật kỳ dị có hình dạng giống như sâu khổng lồ.

Đăng ngày: 23/03/2020
Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?

Là loài động vật có xương sống sống thọ nhất trên Trái Đất, tuổi thọ của cá mập Greenland có thể lên tới hơn 400 năm.

Đăng ngày: 21/03/2020
Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn:

Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn: "Ném bom mực" khi lâm nguy

Đây có lẽ là lần đầu tiên ta chứng kiến "chiêu trò" này ở khoảng cách gần đến vậy.

Đăng ngày: 20/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News