Khắc phục ô nhiễm bằng… cỏ

Cải xanh, dương xỉ, cỏ vetiver, cỏ màn trầu… được sử dụng để khắc phục ô nhiễm kim loại nặng trên những vùng đất khai thác và chế biến quặng.

Đây là nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam).

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ sau 2 - 3 năm các vùng đất đã khai thác quặng, kim loại nặng trong đất sẽ được cây hấp thụ hoàn toàn. Kết quả thử nghiệm tại một số mỏ quặng ở Thái Nguyên cho thấy kim loại nặng như asen, chì, cadimi và kẽm (As, Pb, Cd và Zn) được xử lý đáng kể.

GS.TS Đặng Đình Kim, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Công nghệ môi trường, chủ nhiệm đề tài, cho biết từ năm 2007, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản" (thuộc Chương trình KH - CN trọng điểm cấp nhà nước về tài nguyên, môi trường và thiên tai - KC 08.04/06-10).

Trong năm 2007 và 2008, các nhà khoa học lấy hàng trăm mẫu đất và cây tại các vùng mỏ (mỏ than núi Hồng xã Yên Lãng, mỏ thiếc xã Hà Thượng - huyện Đại Từ; mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng Hích - huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) để phân tích thành phần, hàm lượng kim loại nặng. 

Nhà khoa học kiểm tra mô hình trồng dương xỉ tại xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên. Ảnh: Mạnh Đồng


Kết quả cho thấy mỏ than núi Hồng là điểm nóng về ô nhiễm asen trong đất. Tại đây, có hàm lượng asenđạt từ 202 - 3.690 ppm (1ppm = 1 phần triệu), cao gấp hơn… 300 lần so với Tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng asen trong đất…

Mỏ thiếc xã Hà Thượng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, có nơi hàm lượng asen trong đất cao gấp 1.262 lần Tiêu chuẩn Việt Nam!

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng thu thập 157 loài thực vật trên các bãi thải quặng và các vùng phụ cận. Qua đó, chọn lọc được 33 loài cây có thể sống được trên nền đất ô nhiễm cao.

Kết quả phân tích cho thấy, có 2 loài thuộc họ dương xỉ (tên khoa học là Pteris vittata và Pityrogramma calomelanos) và cỏ màn trầu (tên khoa học là Eleusine indica) có khả năng tích lũy kim loại nặng, hàm lượng asen lên đến 5.876ppm và trong rễ là 2.642ppm. Còn cỏ màn trầu có thể được sử dụng như giải pháp phục hồi cho những vùng đất bị ô nhiễm chì và kẽm.

Nghiên cứu cho thấy cỏ vetiver cũng có khả năng chống chịu vùng ô nhiễm chì rất cao (trồng thí nghiệm trong đất nhiễm từ 1.400ppm đến 2.530ppm, cỏ vẫn phát triển tốt).

Đây là cơ sở để các nhà khoa học tiên hành nghiên cứu, trồng thử nghiệm các loài cây này với mục đích phục hồi những vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là những vùng khai khoáng.

Sau khi chọn lọc và phân tích, các nhà khoa học trồng thử nghiệm cỏ vetiver và dương xỉ Pteris vittata tại làng Hích với diện tích hơn 600m2.

Ở xã Hà Thượng, các nhà khoa học cũng trồng thử nghiệm khả năng hấp thụ asen của 2 loài dương xỉ Pteris vittata, Pityrogramma calomelanos và cỏ vetiver trên diện tích hơn 700m2.

Kết quả đo kiểm tại xã Hà Thượng cho thấy, sau khi trồng thử nghiệm 4 tháng, hàm lượng asen trong đất giảm từ 5.606,31ppm xuống còn 4.521ppm.

Từ kết quả này, nhóm nghiêm cứu tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống 2 loài dương xỉ bản địa, cỏ màn trầu, cỏ vetiver để phục hồi đất bị ô nhiễm kim loại nặng.

Hiện các nhà khoa học đề xuất lên Chính phủ và các đơn vị khai thác, chế biến quặng sớm triển khai việc ứng dụng thực vật trong xử lý ô nhiễm môi trường đất.

Kết quả thăm dò địa chất trên cả nước cho thấy có khoảng 5.000 mỏ và điểm quặng, trong đó có khoảng 1.000 mỏ đã và đang được khai thác. Riêng diện tích đất đã ngừng khai thác lên tới 3.749ha. Tuy nhiên, rất ít vùng đất sau khi khai thác được hoàn thổ, hoặc chất lượng kém, không đáp ứng cho việc canh tác.
Từ khóa liên quan:

môi trường

giải pháp

ô nhiễm

cỏ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News