Khai quật... đống rác, phát hiện hàng trăm báu vật Ai Cập 3.500 năm
Một đống rác cổ đại đã khiến các nhà khoa học choáng váng khi ẩn chứa rất nhiều báu vật được chạm khắc công phu để làm lễ vật dâng lên nữ thần tình yêu, nhiều món được phủ màu xanh huyền thoại của người Ai Cập.
Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, đống rác được để mắt tới trong quá trình khai quật đền thờ nữ thần Hathor ở Luxor. Ngôi đền được xây dựng gắn liền với Đền Hatshepsut tựa vào vách đá của Deir el-Bahari, một địa điểm nổi tiếng ở Ai Cập.
Cận cảnh "đống rác" đầy báu vật - (Ảnh: Patryk Chudzik).
Khi các nhà khảo cổ, đứng đầu bởi tiến sĩ Patryk Chudzik từ Đại học Warsaw (Ba Lan), họ đang cố tôn tạo lại một ngôi mộ cổ thì phát hiện ra đống rác cổ đại - gần như là một bãi phế liệu lộn xộn. Ban đầu họ đã nghĩ đó là những thứ mới bị sụp đổ do quá trình khai quật, nhưng kiểm tra lại thì phát hiện gạch vụn bên trong đống rác cổ hơn chính đền Hatshepsut tới 500 tuổi.
Họ đã đào bới đống rác cổ đại và tìm thấy vô số bức tượng bán thân nhỏ, chén đĩa được chạm khắc tỉ mỉ cùng nhiều đồ vật khác được cho là đồ tế lễ dâng lên nữ thần Hathor - thần tình yêu và sinh sản của người Ai Cập. Hầu hết hiện vận được phủ sắc xanh Ai Cập tuyệt đẹp, là một trong những màu nhuộm cổ đại nhất nhân loại và vẫn giữ được vẻ tươi mới cho đến ngày nay.
Vài cái trong số hàng trăm hiện vật vô cùng quý giá được khai quật từ đống phế liệu - (Ảnh: Patryk Chudzik).
Đống rác 3.500 tuổi này được cho là kết quả của một thời gian vị nữ thần được tôn sùng và người dân đã mang đến quá nhiều lễ vật. Đền thờ Hathor sau đó được di dời nhưng những người Ai Cập đã để lại nhiều đồ tế lễ chất đống. 5 thế kỷ sau, khu vực được dùng làm nơi xây dựng đền Hatshepsut, tuy nhiên đống rác vẫn được giữ nguyên ở một góc khuất.
Luxor được biết đến như "thánh địa khảo cổ" của Ai Cập, là nơi tọa lạc Thung lũng các vị vua và đem đến nhiều phát hiện khảo cổ đồ sộ khác như đền đài, lăng tẩm, cùng vô số xác ướp.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
