Khai quật được nguyên tòa thành cổ La Mã 1.800 năm tuổi

Một nhóm nhà khảo cổ học công bố việc phát hiện một thành phố từ thời La Mã đầy kỳ lạ tại Luxor, miền nam Ai Cập. 


Tàn tích thành cổ La Mã mới được phát hiện ở Luxor. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập).

Theo Mostafa Waziri, người đứng đầu Hội đồng Cổ vật Tối cao của Ai Cập, di tích này - có niên đại từ thế kỷ thứ hai đến thứ ba - là thành phố "lâu đời nhất và quan trọng nhất" được tìm thấy ở bờ phía đông của Luxor.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra phần còn lại của nhiều tòa nhà dân cư, cũng như hai chuồng chim bồ câu và một số xưởng kim loại. Bên trong các xưởng này chứa một bộ sưu tập đồ tạo tác như nồi, chậu, bình nước, chuông, công cụ mài và tiền xu La Mã bằng đồng.


Một số đồ tạo tác còn nguyên vẹn được khai quật trong các onhà xưởng của thành phố. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập).

Waziri nhấn mạnh đây là phát hiện khảo cổ hiếm hoi ở Ai Cập, nơi phần lớn cuộc khai quật - kể cả ở bờ phía tây của Luxor - thường liên quan đến các đền thờ và lăng mộ.

Khu dân cư thời La Mã được cho là một phần mở rộng của thành cổ Tiba, đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống tôn giáo, kinh tế và hành chính của Ai Cập cổ đại.

Theo Ancient Origins, Tiba là trung tâm tôn giáo thờ thần Min, vị thần của sự màu mỡ và mùa màng. Thành cổ này cũng là trung tâm thương mại vì nó nằm gần sông Nile, nổi tiếng với việc sản xuất nhiều loại hàng hóa như lúa mì, lúa mạch và giấy cói.


Chuồng chim bồ câu nằm trong một tòa nhà. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập).

Ai Cập trong những năm gần đây đã công bố nhiều khám phá khảo cổ quan trọng trong nỗ lực hồi sinh ngành du lịch quan trọng của đất nước sau nhiều năm bất ổn chính trị, cũng như ảnh hưởng của đại dịch Covid.

Tháng trước, các nhà khảo cổ học ở Thượng Ai Cập cũng công bố phát hiện 9 hộp sọ cá sấu hàng nghìn năm tuổi trong hai ngôi mộ cổ ở khu lăng mộ Theban Necropolis trên bờ tây sông Nile.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News