Khám bệnh cho xác ướp
Dù những người này đã chết từ hơn 2.000 năm trước, song các nhà khoa vẫn có thể chẩn đoán bệnh cho họ.
Các xác ướp được đưa vào máy chụp cắt lớp.
52 xác ướp ở bảo tàng Ai Cập tại Cairo được một nhóm các bác sĩ và các nhà khoa học của Mỹ, Ai Cập tiến hành chuẩn đoán bệnh tật. Họ đưa những xác ướp vào máy chụp cắt lớp. Các kiểm tra cho thấy, một nửa số người chết do tắc động mạch, hay còn gọi là chứng xơ vữa động mạch, nguyên nhân lớn dẫn đến những cơn trụy tim và đột quỵ.
Trong số xác ướp đó, có một nàng công chúa chết cách đây khoảng 3500 năm, cũng bởi căn bệnh kể trên.
Bức ảnh trên là phần đầu của một xác ướp tên Djeher, được đem đi chụp cắt lớp. Djeher sống ở triều đại Ptolemaic của Ai Cập (năm 304 đến 30 trước Công nguyên). Theo kết quả khám nghiệm, anh chàng này cũng qua đời vì căn bệnh tim.
Các công nhân đang từ từ đưa xác ướp có tên Hatiay (sống khoảng từ năm 1550 đến 1295 trước Công nguyên) quay trở về quan tài sau khi được chụp cắt lớp.
Nhà nghiên cứu Ai Cập cổ đại, Ibrahem Badr cho biết, đa phần người được ướp xác đều có xuất thân là giới thượng lưu hoặc thuộc hoàng gia. Rất nhiều người trong số họ đều bị chết vì những bệnh liên quan đến mạch máu, giống như cô công chúa vừa được nhắc tới.
Thời bấy giờ, giới thượng lưu sống trong vinh hoa phú quý, đi đâu cũng có người hầu kẻ hạ, chẳng bao giờ phải đụng tay, chân làm bất cứ việc gì, thậm chí tắm rửa cũng có nô tỳ giúp đỡ. Chính điều đó khiến họ dễ mắc chứng bệnh béo phì.
Y học lúc bấy giờ chưa phát triển đến mức hiểu được những tác hại của căn bệnh này. Đó là lý do tại sao các xác ướp được kiểm tra đa phần đều chết do bệnh tật.
Rất nhiều điều về cuộc sống của giới thượng lưu xa xưa đã được đưa ra ánh sáng nhờ những cuộc kiểm tra như thế này.
Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn phải công nhận công nghệ ướp xác của những người Ai Cập xưa kia thật hoàn hảo.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
