Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì?

Hai thuật ngữ khám lâm sàng và cận lâm sàng rất quen thuộc khi mọi người đi kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì. Tìm hiểu về điều này qua bài viết sau để có thêm kiến thức y khoa cần thiết.

Như thế nào là khám lâm sàng và cận lâm sàng?

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám ban đầu theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường thông qua quan sát, nghe, sờ, gõ… và chưa có can thiệp bằng xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh, hỗ trợ bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Bước khám này cho biết tình trạng bệnh ban đầu, nguy cơ mắc bệnh và có thể tìm ra nguyên nhan gây bệnh.

Khám cận lâm sàng

Khám sức khỏe cận lâm sàng là một khâu nằm trong quy trình khám sức khỏe định kỳ, nó bao gồm nhiều kỹ thuật như: Chụp X-quang, Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),…Kỹ thuật y học cận lâm sàng là sự hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Khám lâm sàng và cận lâm sàng là gì?
Khám lâm sàng được sử dụng khi thăm khám tất cả các bệnh.

Khi nào cần khám lâm sàng và cận lâm sàng?

Các xét nghiệm và kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng được sử dụng trong khâu chẩn đoán bệnh chuyên sâu.

Khám lâm sàng áp dụng khi nào?

Khám lâm sàng áp dụng vào bước đầu của quá trình thăm khám, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện dấu hiệu bất thường qua quan sát, tiếp xúc…Khi có các dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện và chẩn đoán các bất thường này. Ngoài ra, khám lâm sàng cũng được áp dụng trong các đợt khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm.

Khám cận lâm sàng áp dụng khi nào?

Các xét nghiệm và kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng được sử dụng trong khâu chẩn đoán bệnh chuyên sâu. Khám cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng, quyết định tính chính xác của việc chẩn đoán bệnh. Đồng thời, kỹ thuật khám sức khỏe cận lâm sàng là danh mục không thể thiếu trong khám sức khỏe định kỳ nhằm dự báo sớm nguy cơ mắc bệnh.

Khám lâm sàng và cận lâm sàng gồm những gì?

Xét nghiệm máu là một trong các phần khám cận lâm sàng vô cùng quan trọng.

Danh mục khám lâm sàng

  • Khám nội tổng quát: Khám thể lực, phát hiện bệnh ý về thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, nội tiết…
  • Khám tai mũi họng
  • Khám răng hàm mặt
  • Khám da liễu
  • Khám mắt
  • Khám phụ khoa (với nữ)
  • Khám ngoại khoa

Danh mục khám cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu 18 công thức: giúp phát hiện các bệnh lý về máu; kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thận, tiết niệu; các bệnh về gan; phát hiện các rối loạn chuyển hóa glucose, phát hiện, theo dõi bệnh tiểu đường; phát hiện virus viêm gan B; virus viêm gan C; xét nghiệm HIV; tầm soát và theo dõi bệnh gout; kiểm tra lượng mỡ máu nhằm phát hiện rối loạn mỡ máu: bệnh tăng lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: giúp phát hiện các bệnh về hệ sinh dục, bệnh tiết niệu, bệnh lý thận – tiết niệu.
  • Soi tươi dịch âm đạo giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm sinh dục ở nữ.
  • Điện tâm đồ: giúp phát hiện tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang tim phổi, siêu âm ổ bụng.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Kim siêu nhỏ đưa thuốc tới mọi ngóc ngách trong não

Kim siêu nhỏ đưa thuốc tới mọi ngóc ngách trong não

Thông thường khi điều trị các căn bệnh liên quan đến sự rối loạn của các bộ phận trong não, các bác sĩ thường cho bệnh nhân uống thuốc hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đăng ngày: 28/02/2018
Quy trình tạo em bé trong ống nghiệm

Quy trình tạo em bé trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là cứu cánh cho các cặp vợ chồng có vấn đề về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp này được thực hiện ra sao.

Đăng ngày: 28/02/2018
Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Cách sơ cứu khi bị chó cắn

Khi con bị chó cắn, phản ứng đầu tiên của cha mẹ thường là hoảng sợ. Tuy nhiên, khi bạn boảng sợ thì con bạn sẽ càng gặp nguy hiểm và tình hình sẽ càng tồi tệ.

Đăng ngày: 28/02/2018
Lợi và hại của phương pháp phẫu thuật cận thị “không chạm” mới ở Việt Nam

Lợi và hại của phương pháp phẫu thuật cận thị “không chạm” mới ở Việt Nam

Gần đây, ở Việt Nam lại mới xuất hiện thêm một loại hình phẫu thuật mới, được nhiều người quan tâm, phương pháp này có tên gọi là SmartSurfACE.

Đăng ngày: 27/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News