Khám nghiệm hố phun lửa ở Sài Gòn
Trong lúc khai quật hố phun lửa, cơ quan chức năng ghi nhận mùi nồng hắc và có kim loại đồng. Sáng nay, hố tiếp tục phát nổ, phun lửa, nhiệt độ đất nóng khoảng 50 độ C.
>>> Lửa phun từ "hố tử thần" sau tiếng nổ
Sáng 29/10, Sở Khoa học công nghệ TP HCM, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, Công ty thí nghiệm điện lực TP, Công ty cấp nước Gia Định… đã có mặt tại hiện trường trước nhà số 236 đường Bình Lợ, phường 13, quận Bình Thạnh để khám nghiệm hố đã phun lửa sau tiếng nổ hôm qua.
Theo hình ảnh máy Georadar (một loại máy có thể kiểm tra tầng địa chất ở vị trí từ 3-4 mét so với mặt đường) phía dưới mặt đường có công trình như cáp điện lực, đường ống cấp nước.
Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM tiến hành lấy mẫu đất, khí và nước để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây nổ và phun lửa.
Trong lúc đào độ sâu khoảng 50cm, cơ quan chức năng phát hiện một cục kim loại đồng. Dưới hố cũng bốc lên mùi nồng hắc nghi là lưu huỳnh.
Dưới mặt hố sâu hơn một mét là đường cáp của Điện lực Gia Định. "Chúng tôi đã kiểm tra đường dây điện ở khu vực vẫn hoạt động cung cấp điện bình thường. Tuy nhiên cũng không loại trừ sự cố từ dây cáp điện bị ảnh hưởng do đào đường cách đây 2 tháng của công ty cấp nước. Chúng tôi đang chờ kết luận từ cơ quan chức năng mới có thể tiến hành đưa dụng cụ vào dò tìm nguyên nhân", ông Nguyễn Văn Hảo, Phó giám đốc Kỹ thuật Công ty Điện lực Gia Định cho biết.
Nhiều mẫu đất ở nhiều độ sâu khác nhau được lấy. Theo anh Nguyễn Quang Mạnh, chủ nhà 236 Bình Lợi, khoảng 4h20 sáng nay, hố tiếp tục phát nổ và phun lửa. Khi đào lấy mẫu, nhân viên thí nghiệm cho biết đất trong hố nóng khoảng 40 -50 độ C.
Mẫu nước được đưa vào ống chờ xét nghiệm.
Máy hút để lấy mẫu khí vào túi.
Đại diện Trung tâm dịch vụ thí nghiệm cho biết, dự kiến ngày 30/10 sẽ có kết quả xét nghiệm.
Khu vực phát hiện "hố phun lửa" nằm gần sông Sài Gòn, cách cầu Bình Lợi khoảng 1km. Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, nguyên nhân cụ thể về "hiện tượng lạ", khu vực hố sẽ được phong tỏa. Một phần khu vực bị ngắt điện.
Trong sáng nay, cơ quan chức năng cũng tiến hành thu thập thông tin từ anh Nguyễn Quang Mạnh, chủ nhà phát hiện lửa phun từ hố sau tiếng nổ.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
