Khám phá các phương pháp đo tuổi thế giới

Các phương pháp định tuổi giúp tìm ra niên đại của hóa thạch, đồ vật, hòn đá… Từ đó, con người có thể xây dựng dòng thời gian kể lại các sự kiện trên Trái đất.

Cách đây 30.000 năm, ngư dân đảo Okinawa, Nhật Bản đã dùng lưỡi câu. Cách đây 40.000 năm, người Đức đã chơi nhạc cụ dây. Nhiều vỏ ốc được tìm thấy ở độ sâu 28 m dưới lòng đất tại Champagne, Pháp có niên đại 45 triệu năm…

Các phương pháp định tuổi và ngành cổ sinh vật học đã giúp chúng ta biết được niên đại của mẫu vật. Sách Theo dòng lịch sử khoa học nêu một số phương pháp định tuổi mẫu vật như hóa thạch, đồ vật, hòn đá...


Nhà cổ sinh vật học Naturalis Anne Schulp đang dựng lại bộ xương của con khủng long T-Rex. (Ảnh: Bart Maat).

Phương pháp so sánh

Được coi là cách định tuổi đầu tiên, các phương pháp so sánh giúp suy ra niên đại của một đồ vật nhờ vào các vật mẫu tương tự (hình dạng, họa tiết, cách chế tạo) đã được xác định. Tuy vậy, phương pháp này không chắc chắn tuyệt đối (tùy theo phương tiện, vị trí địa lý của người xưa mà kỹ thuật chế tác khác nhau).

Dùng gỗ

Từ đầu những năm 1900, người ta định tuổi gỗ bằng kỹ thuật phân tích vòng tuổi của Andrew Ellicott Douglass. Mỗi mùa xuân, thân cây gỗ dày thêm ít hoặc nhiều tùy khí hậu nơi chúng sống. Khi nhìn mặt cắt chúng ta sẽ thấy những đường vân, và khi tổng hợp các quan sát từ các cây cùng một vùng, ta sẽ vẽ được đồ thị tăng trưởng mẫu. Nhờ đó, con người không chỉ biết chính xác tuổi của đồ gỗ, mà còn nghiên cứu được sự thay đổi khí hậu.


Vách núi ở Công viên tự nhiên Capitol Reef, Utah, Mỹ để lộ các lớp đá ở nhiều thời kỳ xếp chồng lên nhau. (Ảnh: Utah).

Phân tích địa tầng

Phương pháp này nghiên cứu các lớp xếp chồng lên nhau của một vỉa địa chất. Đây là kỹ thuật sử dụng rộng rãi nhất cho đến những năm 1950. Nguyên tắc của phương pháp phân tích địa tầng là: địa tầng cổ nhất nằm sâu nhất, cùng một lớp địa tầng thì có cùng tuổi. Địa tầng nào bị cắt bởi một địa tầng khác, khi có sạt lở hay lũ lụt là địa tầng cổ hơn.

Sử dụng carbon

Phương pháp định tuổi bằng carbon-14 được sử dụng cho các mẫu vật hữu cơ như xương, vỏ ốc, vải… Carbon-14 cũng như các nguyên tố khác, phân hủy và suy giảm theo một đường cong có thể đo được nên chúng ta có thể suy ra niên đại của mẫu vật dưới 50.000 năm tuổi.


Một xương đùi được cho là xuất hiện từ thời Trung cổ, được lấy mẫu để xác định niên đại bằng carbon. (Ảnh: Science Photography).

Đo lường phóng xạ

Phương pháp định tuổi bằng carbon-14 có hạn chế là nguyên tố này chỉ cho phép đo ngược tuổi trong khoảng thời gian ngắn so với tuổi của Trái đất và chỉ đo được tuổi sinh vật.

Để đo các mẫu vật khác, người ta dùng uranium-thorium cho các trầm tích, san hô hay thạch nhũ từ 35.000 đến 10.000 năm trước. Các nhà khoa học cũng dùng argon để đo tuổi những khối đá 100.000 đến 10 triệu năm tuổi. Về lý thuyết, samarium có thể truy ngược lại 106 tỷ năm trước.

Lần cuối mẫu vật tiếp xúc ánh sáng

Một số kỹ thuật lợi dụng phản ứng của mẫu vật khi tiếp xúc hoặc không với sóng điện từ - ánh sáng. Ví dụ kỹ thuật OSL - “Phát sáng kích thích bằng quang học” cho phép xác định thời điểm xương cốt bị chôn lấp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News