Khám phá hiện tượng kỳ bí "Mặt biển chia đôi" trên mỗi đại dương

Mỗi đại dương trên thế giới đều có một số khu vực xảy ra hiện tượng mặt biển bị chia đôi, thành hai màu nước khác hẳn nhau.

Thiên nhiên vẫn luôn là một thứ gì đó rất kỳ diệu. Nó có thể thật hung hiểm, bạo tàn với sức mạnh không gì chống đỡ được, nhưng cũng có khi đẹp mịn màng, rực rỡ và kỳ vĩ, giống như hiện tượng trong bức hình dưới đây.


Hiện tượng mặt biển chia đôi ghi lại ở bang Mississippi.

Nếu muốn chiêm ngưỡng rõ hơn cảnh tượng tuyệt đẹp này, mời các bạn xem video dưới đây.

Video hiện tượng "Mặt biển chia đôi" này được ghi lại tại bang Mississippi (Mỹ). Về mặt lý thuyết, nó có thể xảy ra ở mọi đại dương trên thế giới, tại những khu vực "Cửa sông" - nơi nước sông chảy ra và đổ vào biển. Tuy vậy, hiếm nơi nào có được sự chia cắt đặc biệt như khu vực sông Missisippi.

Khu vực nước bên trái là nước sông và bên phải là nước biển. Nơi giao nhau của chúng đã tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp này.
Nhưng tại sao nước biển và nước sông không hoà vào nhau, mà lại tạo thành một ranh giới kỳ lạ như vậy?


Khu vực nước bên trái là nước sông và bên phải là nước biển.

Trước kia, nhiều nền văn hóa lý giải, nguyên nhân hiện tượng này liên quan đến tâm linh. Như kinh Quran của người Hồi giáo cho rằng, nước sông - nước biển không thể hòa lẫn, do đó thần linh đã tạo nên một ranh giới giữa nước sông và nước biển để cứu lấy con người. Nước biển dù lớn, nhưng không thể chiếm lấy sông - nguồn nước ngọt của con người.

Trên thực tế, kinh Quran cũng có ý đúng: nước biển và nước sông đơn giản là không thể hòa vào nhau. Tuy nhiên lý do lại không được đơn giản như vậy.

Để hiểu được chuyện này, cần biết rằng trước kia nước biển trên Trái đất không mặn như ngày nay. Nhưng khi mưa rơi xuống, nó hòa tan muối và chất khoáng trên đất liền, rồi theo những dòng sông đổ ra biển.



Nói cách khác, đại dương là nơi tiếp nhận muối từ mọi con sông, nên độ mặn của biển lớn hơn hẳn. Và chính sự chênh lệch về độ mặn đã khiến mật độ nước 2 bên khác nhau và không thể hoà lẫn. Thay vào đó, nước muối sẽ chảy bên dưới nguồn nước ngọt phía trên.

Hiện tượng này không chỉ xuất hiện tại cửa sông, mà tại cả những khu vực giao nhau của hai đại dương, chỉ cần độ mặn hai bên có sự chênh lệch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 30/06/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 29/06/2025
Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những thị trấn

Những thị trấn "ma" huyền bí nhất trái đất

Những thị trấn này không một bóng người, không khí lạnh âm u kì quái khiến bạn lạnh người khi đặt chân đến đây.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News