Khám phá khách sạn 5 sao dành cho... côn trùng lớn nhất ở Bỉ
Thành phố Antwerp của Bỉ vừa khánh thành 'khách sạn côn trùng' tại nghĩa trang Ruggeveld của thành phố ở quận Deurne. Đây thực sự là một khách sạn 5 sao đúng nghĩa cho ong và bướm.
Khách sạn đặc biệt này có chỗ cho tất cả các loại côn trùng như ong, bọ cánh cứng, bọ hung và cả bướm cũng có thể trú ẩn ở đó. (Nguồn: Belgium Posts)
Các loại côn trùng được sống trong không gian của hoa và cây xanh của nghĩa trang và môi trường xung quanh. (Nguồn: Belgium Posts)
Với chiều dài 11 mét, đây là dự án lớn nhất cả nước trong lĩnh vực này. Khách sạn đặc biệt này có chỗ cho tất cả các loại côn trùng như ong, bọ cánh cứng, bọ hung và cả bướm cũng có thể trú ẩn ở đó.
Tại đây, các loại côn trùng được sống trong không gian của hoa và cây xanh của nghĩa trang và môi trường xung quanh.
Dự án này do thành phố Antwerp hỗ trợ và Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên vùng Flanders (Natuurpunt) phụ trách công tác trang trí.
Phát biểu tại lễ khánh thành, bà Els Van Doesburg, Phó Thị trưởng Antwerp phụ trách Không gian xanh và Phúc lợi động vật, nhấn mạnh đây thực sự là khách sạn 5 sao cho côn trùng, với những ngăn bằng tre, vỏ cây, quả thông..., đáp ứng sở thích riêng của từng loài. Do đó, đây sẽ là nơi trú ẩn yêu thích của các loại côn trùng.
Đây không phải là sáng kiến duy nhất để bảo vệ các loài côn trùng thiết yếu trong hệ sinh thái tại quận Deurne. Trong nghĩa trang, cỏ chỉ được cắt hai lần một năm. Theo ông Tjerk Sekeris, Quận trưởng Deurne, điều này cho phép nhiều loài côn trùng sống trong cỏ và đảm bảo sự thụ phấn của hoa và thực vật.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn
Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.
