Khám phá loài thực vật một lá mầm cao nhất thế giới

Loài cọ khổng lồ, kỳ dị với những thân cây thẳng tắp, cao vút đến kinh ngạc tới 50 m chỉ tìm thấy ở Colombia.


Sinh trưởng tại những khu rừng miền núi ẩm ướt của sườn Đông dãy Andes tại Colombia và Peru, cọ sáp Quindío (Ceroxylon quindiuense) là loài thực vật một lá mầm cao nhất thế giới.


Loài cây thuộc họ cau này có thể phát triển đến chiều cao 45-60 mét. Đây là con số ấn tượng khi so sánh với một số loài cây họ hàng như cau (Areca catechu) – cao 20 mét, hay dừa (Cocos nucifera) – cao 30 mét.


Thân cọ sáp Quindío hình trụ trơn nhẵn, sáng màu, được phủ sáp. Lá cây màu lục sậm hoặc hơi xám, dài khoảng 2 mét, có thể tới 5 mét, với cuống lá dài 80 cm. Quả của chúng có hình cầu có màu cam-đỏ khi chín, đường kính 1,6–2 cm.


Là loài cây ưa khí hậu vùng núi cao, cọ sáp Quindío mọc thành những quần thể lớn tại nơi có độ cao 2.000 và 3.100 m trên mực nước biển.


Chiều cao ấn tượng cùng mật độ dày đặc của loài cây này tạo nên một cảnh quan đặc trưng cho khu vực, không giống với bất cứ hệ sinh thái nào khác trên thế giới.


Những cây cọ cao chót vót, thân thẳng tắp vươn lên thẳng lên trời.


Những cây cọ ở đây có tuổi đời tối đa lên tới 50 năm.


Các quần thể cọ sáp Quindío cung cấp môi trường sống (nguồn thức ăn, nơi trú ẩn, làm tổ…) cho vô số loài động vật khác nhau, gồm nhiều loài vẹt quý hiếm đang bị de đọa.


Với đời sống con người, cọ sáp Quindío có khá nhiều công dụng. Quả được dùng làm thức ăn cho gia súc.


Sáp lấy từ thân cây được dùng để làm nến, lớp bên ngoài của thân cây được sử dụng làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là để làm hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực hẻo lánh.


Từ năm 1985, cây cọ sáp Quindío được nhà nước Colombia công nhận là cây quốc gia và được bảo vệ bởi luật pháp.


Trong những năm gần đây, các quần thể cọ độc đáo này đang bị đe dọa nghiêm trọng do môi trường suy thoái, tình trạng khai thác quá mức và sự phát triển của bệnh tật.


Được mệnh danh là giống cọ cao nhất thế giới khi có thể phát triển lên tới 50m, cọ sáp là loài cây độc quyền của Colombia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 22/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News