Khám phá mới củng cố giả thuyết "khỉ say rượu"

Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên phát hiện một loài linh trưởng tiêu thụ và chuyển hóa ethanol mà không có sự can thiệp của con người.

Trong 25 năm qua, nhà sinh vật học Robert Dudley từ Viện Đại học California–Berkeley (UC Berkeley) đã dành nhiều sự quan tâm đến hành vi nghiện rượu của con người. Vào năm 2014, ông viết một cuốn sách đề xuất rằng tình yêu với rượu của chúng ta đã xuất hiện từ hàng triệu năm trước, khi tổ tiên linh trưởng bị thu hút bởi hương thơm của ethanol, còn được biến đến như cồn hay rượu ethylic, từ trái cây chín và bổ dưỡng. Dudley gọi ý tưởng này là giả thuyết "khỉ say rượu".

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Royal Society Open Science vào tháng trước, nhà linh trưởng học Christina Campbell và sinh viên tốt nghiệp Victoria Weaver tại Đại học Bang California, Northridge (CSUN) cho biết họ đã lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng củng cố giả thuyết của Dudley.

Khám phá mới củng cố giả thuyết khỉ say rượu
Khỉ nhện tay đen nằm nghỉ ngơi trên cây. (Ảnh: Kryssia Campos)

Campbell và Weaver đã thực hiện một chuyến đi thực địa tới đảo Barro Colorado ở Panama, nơi Dudley thường ghé thăm và bắt đầu suy nghĩ về vai trò của ethanol trong khẩu phần ăn của động vật. Họ thu thập những phần trái cây bị khỉ nhện tay đen (Ateles geoffroyi) vứt bỏ sau khi ăn và nhận thấy nó có nồng độ cồn - một sản phẩm phụ của quá trình lên men tự nhiên trong trái cây chín - từ 1% đến 2%, bằng khoảng một nửa so với các loại bia nồng độ thấp.

Chưa dừng lại ở đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục thu thập nước tiểu của những con khỉ hoang dã này và phát hiện nó có chứa chất chuyển hóa thứ cấp của rượu. Điều này cho thấy rằng khỉ nhện tay đen thực sự đang sử dụng ethanol để làm năng lượng.

"Lần đầu tiên, chúng ta có thể chứng minh các loài linh trưởng tiêu thụ ethanol mà không có sự can thiệp của con người", Campbell nhấn mạnh. "Khỉ nhện tay đen có khả năng ăn trái cây chứa ethanol để lấy calo, bởi trái cây lên men cung cấp nhiều calo hơn trái cây chưa lên men. Lượng calo cao hơn đồng nghĩa với nhiều năng lượng hơn".

Khám phá mới củng cố giả thuyết khỉ say rượu
Khỉ nhện tay đen chọn trái cây chín chứa ethanol để hấp thụ nhiều calo hơn. (Ảnh: Victoria Weaver)

Mặc dù đặt tên cho giả thuyết của mình là "khỉ say rượu", Dudley nghi ngờ rằng những con khỉ không rơi vào trạng thái say như con người, bởi ruột của chúng sẽ được lấp đầy thức ăn trước khi đạt đến mức say. Tuy nhiên, ethanol có thể mang lại cho linh trưởng những lợi ích sinh lý, chẳng hạn như một lợi ích chống vi khuẩn nào đó trong thực phẩm mà chúng tiêu thụ.

Campbell lưu ý thêm rằng nhu cầu về lượng calo cao của khỉ có thể ảnh hưởng đến quyết định của tổ tiên loài người khi chọn trái cây để tiêu thụ. Tổ tiên của chúng ta cũng có thể ưu tiên chọn loại trái cây chứa nhiều ethanol vì nó có nhiều calo hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu và cần thêm các bằng chứng để xác nhận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giống ngựa nhỏ nhất thế giới có thể sống gần 50 năm

Giống ngựa nhỏ nhất thế giới có thể sống gần 50 năm

Đặt theo tên của một gia đình người Argentina đã phát triển giống ngựa này vào giữa thế kỷ 19, Falabella được nhiều người coi là giống ngựa nhỏ nhất thế giới, với chiều cao trung bình chỉ 70cm.

Đăng ngày: 01/04/2022
Không nề hà nguy hiểm, bầy trâu rừng tấn công đàn sư tử để giải cứu tính mạng của chú voi con

Không nề hà nguy hiểm, bầy trâu rừng tấn công đàn sư tử để giải cứu tính mạng của chú voi con

Sau một hồi quan sát, từ đâu một đàn sư tử bắt đầu kéo đến, lảng vảng quanh khu vực con đập.

Đăng ngày: 31/03/2022
Hơn 1.200 con gấu đen thức giấc sau kỳ ngủ đông

Hơn 1.200 con gấu đen thức giấc sau kỳ ngủ đông

Tỉnh dậy sau mùa đông dài, quần thể gấu đen đói mồi ở Connecticut đang lang thang để kiếm ăn, kéo theo nguy cơ va chạm với con người tăng lên.

Đăng ngày: 31/03/2022
Kinh hãi khoảnh khắc trăn bất ngờ tấn công chủ khi đang được cho ăn

Kinh hãi khoảnh khắc trăn bất ngờ tấn công chủ khi đang được cho ăn

Người phụ nữ đang chuẩn bị cho trăn ăn đã bất ngờ nhận phải cú đớp bất ngờ từ vật nuôi của mình…

Đăng ngày: 29/03/2022
Du nhập vào Úc, cóc mía tiến hóa để ăn thịt chính đồng loại

Du nhập vào Úc, cóc mía tiến hóa để ăn thịt chính đồng loại

Việc tiếp xúc với độc tố của chính loài cóc mía khiến những con nòng nọc ăn thịt trứng hoặc những con đồng loại nhỏ hơn.

Đăng ngày: 29/03/2022
Tử chiến đại bàng, cáo tuyết

Tử chiến đại bàng, cáo tuyết "phản đòn" quyết liệt và cái kết

Được mệnh danh là " chúa tể bầu trời, đại bàng vàng đã thể hiện sức mạnh của mình bằng cách hạ gục con cáo tuyết chỉ trong tích tắc.

Đăng ngày: 28/03/2022
Chim dữ tấn công cướp thức ăn, Venice phát súng nước cho du khách

Chim dữ tấn công cướp thức ăn, Venice phát súng nước cho du khách "tự vệ"

Một số khách sạn đã trang bị cho khách lưu trú những khẩu súng nước để đối phó với sự tấn công bất ngờ ngày càng nhiều của loài mòng biển ở Venice.

Đăng ngày: 28/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News