Khám phá nguồn gốc của hồ nước cổ đại dưới sa mạc
Việc tìm kiếm nguồn gốc hồ nước dưới sa mạc Negev giúp hiểu rõ hơn quá trình biến đổi mô hình khí hậu từ hàng trăm nghìn năm trước.
Sa mạc Negev rộng khắp Israel là một trong những nơi khô cằn nhất Trái đất, sâu bên trong lòng đất dưới lớp sa thạch là hồ chứa nước cổ đại từ hàng trăm nghìn năm trước.
Sa mạc Segev chứa hồ nước cổ niên đại hàng trăm nghìn năm. (Ảnh: North Western).
Theo nghiên cứu, hồ chứa nước cổ này được tạo thành từ một phần hệ thống tầng chứa đá sa thạch Nubian (NSAS), nằm dưới lòng đất cuối phía đông sa mạc Sahara. Một nhóm nghiên cứu Đại học Ben - Gurion tìm kiếm nguồn gốc và niên đại của hồ chứa nước cổ này bằng việc thực hiện kỹ thuật phân tích đồng vị phóng xạ hiếm của nguyên tố Krypton. Đây là một khí hiếm, dễ bay hơi khi tiếp xúc gần với bề mặt nước, được sử dụng để xác định niên đại hồ nước ngầm cổ.
Phân tích cho thấy nguồn gốc của hồ chứa nước liên quan tới hai khoảng thời gian, từ 40.000 năm trước và 360.000 năm trước. Từ 40.000 năm trước, hồ chứa nước cổ đại này được hình thành từ các cơn bão Địa Trung Hải kết hợp với khoảng thời kỳ Băng Hà cuối cùng. Trong khoảng thời gian từ 360.000 năm trước, nhiệt độ toàn cầu mát hơn so với hiện tại do các luồng gió nhiệt đới từ Đại Tây Dương, hồ chứa nước sau đó lại được bồi đắp và cấp nước thêm.
Hiện nay các nhà nghiên cứu cho rằng hồ chứa mặc dù nước này không được bồi đắp bởi lượng nước mưa hàng tháng nhưng đây lại là minh chứng cho những thay đổi. "Hồ chứa nước cổ dưới lòng sa mạc chính là kho dữ liệu về biến đổi khí hậu trong hàng trăm nghìn năm qua", nhà vật lý Jake Zappala thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia cho biết.
Phát hiện này còn cho thấy hồ nước ngầm dưới sa mạc Negev không giống với hồ nước ngầm dưới sa mạc Sahara do các cơn gió mùa Holocen. Đó là một trong những dữ liệu giúp đánh giá mô hình khí hậu trong quá khứ và tương lai.