Khám phá sa mạc "già" nhất thế giới

Nằm ở vùng giáp ranh giữa Namibia và tây nam Angola, với tình trạng khô hạn và bán khô hạn kéo dài ít nhất 55 triệu năm, Namib là sa mạc nhiều tuổi nhất thế giới.


Sự sống trên Namib là một cuộc chiến sinh tồn thực sự cam go.

Mặc dù trong tiếng địa phương, Namib có nghĩa là "vùng rộng lớn", nhưng về diện tích, sa mạc này nhỏ hơn rất nhiều so với Sahara. Bù lại, ở đây có những cảnh quan vô cùng gây ấn tượng, rất hiếm gặp ở những nơi có điều kiện địa lý và khí hậu tương tự.

Cần phải nhớ rằng, nơi khô cằn nhất của nơi đây chỉ nhận được lượng mưa trung bình năm từ 2-5 mm. Đây cũng là lý do khiến cho cả dải đất rộng lớn này hầu như hoang liêu, trống trải đến mức đáng sợ.

Cũng vì thế mà sự sống trên Namib là một cuộc chiến sinh tồn thực sự cam go. Chỉ những loài động, thực vật kỳ lạ mới có thể thích ứng được với sự khô cằn "thâm căn cố đế" tại Namib.


Những chú voi tại Namib cũng có sức chịu đựng phi thường.

Namib là sa mạc duy nhất trên thế giới có voi sinh sống và nếu may mắn, du khách còn có thể bắt gặp linh dương, đà điểu. Qua hàng triệu năm tiến hóa, hệ động thực vật ở Namib đã phát triển những đặc tính để thích nghi cao độ với lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 10mm.

Loài voi sinh sống ở Namib thì lại phải đi tới 60 km mỗi ngày để tìm kiếm nguồn nước. Đặc biệt, chúng còn phải học cách sục cát đào các hố nước bằng ngà của mình. Ngay cả khi không có cơ may tìm được nguồn nước, các chú voi tại Namib vẫn có thể tiếp tục di chuyển và chịu đựng tới 4 ngày trời không một giọt nước uống.

Khu vực "tổ ấm" của đàn voi cũng trải rộng từ 2.000-3.000km2. Và sải chân của các chú voi Namib cũng được đánh giá là rộng hơn hẳn so với các loài voi thông thường, để đảm bảo việc đi lại đường trường trên mặt cát mềm lún ở đây.

Loài thực vật độc đáo nhất ở đây là cây Welwitschia mirabilis. Cây chỉ có 2 lá, nhưng 2 chiếc lá này phát triển liên tục và có thể đạt đến độ dài tối đa từ 2 - 4m. Chúng bị gió và cát cào xé, vặn vẹo thành những hình thù kỳ dị, nên khi mới nhìn, người ta thường lầm tưởng rằng cây có rất nhiều lá.

Phía nam sa mạc là một dãy các cồn cát cao tới 300m, màu hồng hoặc vàng cam rực rỡ. Còn ở phía bắc là một khu vực được các thủy thủ gọi là Bờ biển hài cốt, vì có rất nhiều xác tàu đắm do va phải đá ngầm. Vì Namib phát triển theo hướng tây, lấn dần ra biển nên nhiều xác tàu nằm sâu trong đất liền tới 50m.

Hiện tại, một phần lớn diện tích của hoang mạc Namib được bảo tồn trong Công viên Quốc gia Namib-Naukluft. Và lòng chảo đất sét Sossusvlei chính là một trong những địa điểm tham quan được nhiều du khách chú ý đến nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News