Khám phá vẻ độc đáo của các loài côn trùng cánh gân
Trong thế giới côn trùng, các loài thuộc bộ Cánh gân (Neuroptera) chúng sở hữu đôi cánh có gân dạng lưới xếp lại như mái che trên cơ thể. Sự đa dạng về màu sắc và hình thái của chúng khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Bọ cánh gân xanh (Chrysopa perla) dài 1 - 1,2cm, phân bố rộng ở châu Âu. Cánh của loài này có ánh lục pha lam và vệt đen đặc trưng. Chúng sống trong rừng cây rụng lá.
Bọ cánh gân Drepanepteryx phalaenoides dài 1,2 cm, phân bố ở châu Âu và một số nơi thuộc Đông Á. Loài này có thể gập đầu vào trong hai đôi cánh lớn như một hình thức ngụy trang. Chúng thường được bắt gặp trong rừng.
Chuồn chuồn ruồi (Libelloides macaronius) dài 3cm, phân bố ở Trung, Nam Âu và một số nơi ở châu Á. Loài này săn bắt những con côn trùng nhỏ và chỉ bay vào những ngày trời nắng.
Bọ cánh gân bọ ngựa Styria (Mantispa styriaca) dài 1,4cm, phân bố ở Nam và Trung Âu. Loài côn trùng sống ở rừng thưa này trông giống như bản sau thu nhỏ của bọ ngựa. Chúng chuyên săn ruồi nhỏ.
Bọ cánh gân thìa (Nemoptera sinuata) dài 4cm, phổ biến ở Đông Nam Âu. Loài côn trùng cánh gân mảnh mai, có hai cánh sau kéo dài bất thường này chúng ăn mật và phấn hoa trong rừng hoặc ở các đồng cỏ trống trải.
Bọ cánh gân rừng lớn (Osmylus fulvicephalus) dài 1,5cm, phân bố rộng ở châu Âu. Chuyên ăn côn trùng nhỏ và phấn hoa, loài này sống ở thảm thực vật trong rừng râm mát gần suối.
Chuồn chuồn kiến (Palpares libelloides) dài 5 - 6cm, sống quanh khu vực Địa Trung Hải. Loài bọ chuyên bay vào ban ngày này có đôi cánh đốm đặc trưng, thường xuất hiện ở những đồng cỏ gồ ghề và các bụi cây.

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng
Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?
