Loài cây ra toàn trái độc nhưng thân lại là “mỏ vàng” trị giá bạc triệu, người Việt mua về để cầu tài lộc

Là cây cảnh với dáng vẻ thấp bé nhưng hồng đá (Diospyros cathayensis) lại cực kỳ sai quả. Những quả hồng đỏ treo lúc lỉu không chỉ mang lại vẻ ngoài đẹp mắt mà đối với người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, đây còn là biểu tượng cho tài lộc, vàng bạc đến nhà.


Cây hồng đá là biểu tượng cho tài lộc, vàng bạc đến nhà.

Đây là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao đến vài mét. Thân có lớp vỏ màu xám xù xì, cành nhánh phát triển. Chúng thích nghi tốt với môi trường sống tại Việt Nam. Đặc biệt là khu vực có khí hậu lạnh như miền Bắc.


Quả hồng đá có màu xanh và chuyển dần sang màu cam đỏ khi chín.

Quả hồng đá có màu xanh và chuyển dần sang màu cam đỏ khi chín. Điểm đặc biệt là quả có thể tồn tại đến 8 tháng trên cây chứ không nhanh rụng hay thối rữa như nhiều loại quả khác.

Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài rực rỡ bắt mắt, quả hồng đá lại chứa một lượng độc tố nhất định. Nếu ai không biết và vô tình ăn phải thì có thể bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, cành cây hồng đá cón có nhiều gai nhọn, người hái quả phải lưu ý kỹ kẻo bị gai đâm. Tùy vào độ sâu của vết gai đâm, vết thương có thể khiến bạn bị đau hoặc sưng tấy trong thời gian dài.

Một điều thú vị là cây hồng đá chia làm cây đực và cây cái, trong đó cây cái mới có thể ra quả. Để sinh quả, cây cái cũng cần thụ phấn.


Cây hồng đá chia làm cây đực và cây cái, trong đó cây cái mới có thể ra quả.

Tại Việt Nam, cây hồng đá có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Thậm chí từng có cây hồng đá có giá lên đến 135 triệu đồng vì cây mọc lên thành rừng, liền bệ liền rễ. Ở Trung Quốc, loại cây cảnh này cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt là những cây hồng đá rừng sau khi được chỉnh sửa thế cây thì giá trị của chúng sẽ tăng rất cao, tối đa lên đến vài nghìn NDT/cây (tương đương từ vài triệu đến vài chục triệu đồng).

Ngoài ra tại xứ Trung, hồng đá còn có thể dùng làm dược liệu, có công dụng thông huyết, bổ gan. Quả có thể dùng để chiết sơn đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News